Bất cứ một sự thay đổi nào về số lượng, thành phần hay mùi của mồ hôi do cơ thể bài tiết ra thì cũng đều là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe bất thường. Vậy đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì? Dưới đây là 14 bệnh lý gây tăng tiết mồ hôi mà bạn cần biết!
Mục lục
Rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều cần nghĩ ngay đến đầu tiên, nhất là khi có các triệu chứng như:
– Ra nhiều mồ hôi vào mọi lúc, ban ngày lẫn ban đêm, mùa đông hay mùa hè, ngay cả khi không nóng, không hoạt động mạnh.
– Ra nhiều mồ hôi ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có thể là nách, đầu mặt, tay chân, lưng, toàn thân…
– Hay cảm thấy hồi hộp, lo lắng, bồn chồn và khi căng thẳng thì càng đổ mồ hôi mạnh hơn.
– Bắt đầu từ nhỏ hoặc trong tuổi thiếu niên dậy thì, có thể có người thân trong gia đình cũng bị đổ mồ hôi nhiều, và bệnh thường kéo dài trong nhiều năm.
Hệ thần kinh thực vật gồm 2 nhánh là hệ giao cảm kích thích cơ thể tiết mồ hôi và hệ phó giao cảm có tác động ngược lại, nhờ đó điều hòa quá trình bài tiết mồ hôi ở trạng thái cân bằng. Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, nhánh giao cảm hưng phấn sẽ gây đổ mồ hôi quá mức, đây cũng là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thường gặp nhất.
Đổ mồ hồi nhiều mắc bệnh gì? – Phổ biến nhất là do rối loạn thần kinh thực vật
Các bệnh nội tiết chuyển hóa cũng có thể là đáp án cho câu hỏi “Đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì?. Với mỗi bệnh sẽ có triệu chứng kèm theo khác nhau, chẳng hạn như:
– Đái tháo đường: Người bệnh thường đổ mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể, hay đói, mệt, khát, tiểu nhiều…, đây là một biến chứng thần kinh do tiểu đường gây ra.
– Cường giáp: Nếu bị ra nhiều mồ hôi, mắt lồi, run tay, bướu cổ, trống ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, sụt cân nhanh… thì hãy nghĩ đến bệnh cường giáp – tình trạng dư thừa hormone tuyến giáp trong cơ thể.
– U tủy thượng thận: Khối u nội tiết – thần kinh gây tiết epinephrine và norepinephrine bất thường, dẫn đến tăng huyết áp, trống ngực, đau đầu và đổ mồ hôi nhiều.
– Thời kỳ tiền mãn kinh: cũng có thể là đáp án cho câu hỏi đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì nếu xảy ra ở phụ nữ ngoài 40 tuổi, bị tăng tiết mồ hôi kèm bốc hỏa về đêm, rụng tóc, mất ngủ, da khô nhăn, giảm ham muốn, dễ cáu gắt…
Đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì? – Có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì thì có thể nghĩ đến một tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể, chẳng hạn như lao, viêm tủy xương, ổ áp xe, viêm nội tâm mạc, HIV/AIDS…, đặc biệt là lao với dấu hiệu là sốt về chiều tối, mệt mỏi, ho kéo dài…
Phản ứng sốt do nhiễm trùng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và để hạ thân nhiệt xuống, tuyến mồ hôi phải tăng bài tiết, đó chính là thủ phạm gây đổ mồ hôi nhiều.
Bệnh ung thư cũng có thể là một nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều, trong đó, bạn cần lưu tâm đến một số loại ung thư sau:
– Bệnh bạch cầu: Đổ mồ hôi đêm, sốt cao/ớn lạnh, bầm tím do xuất huyết dưới da, chảy máu cam, sụt cân, mệt mỏi, dễ nhiễm khuẩn, đau nhức xương…
– U Carcinoid: Đau bụng từng cơn, đỏ da, nóng bừng, vã mồ hôi, tiêu chảy, khó thở, khò khè…
– U lympho không Hodgkin: Nổi hạch to ở háng, nách hoặc cổ, đau bụng, buồn nôn, đau ngực, sốt, đau đầu, khó thở, sụt cân… và đổ nhiều mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì? – Cần thận trọng với bệnh ung thư
Khi đã loại trừ các nguyên nhân trên mà vẫn không rõ đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì thì bạn có thể cân nhắc đến một số vấn đề sau:
– Béo phì: Những người béo phì thường đổ nhiều mồ hôi do sự tích tụ mỡ làm tăng thân nhiệt khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi để hạ thân nhiệt xuống.
– Mang thai: Nội tiết tố của cơ thể thay đổi mạnh khi mang thai, đó là lý do phụ nữ mang thai dễ bị đổ mồ hôi nhiều, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
– Bệnh tim: Các bệnh tim cấp tính như như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim cấp thường gây vã mồ hôi, đau thắt ngực, mệt, hụt hơi, khó thở…
– Chấn thương tủy sống: có thể để lại di chứng trên hệ thần kinh thực vật dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi.
– Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp có thể gây đổ mồ hôi nhiều, hay gặp ở người đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.
Khi đã biết được đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì thì điều quan trọng là cần tập trung điều trị bệnh nền, lượng mồ hôi cũng sẽ thuyên giảm. Mỗi bệnh sẽ có phương pháp điều trị riêng, do đó, người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ.
Bên cạnh đó, để kiểm soát mồ hôi hiệu quả hơn, bạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm viên uống giúp hỗ trợ giảm tiết mồ hôi có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đặc biệt là chứa các thảo dược có hoạt tính ổn định hệ thần kinh thực vật, điều hòa bài tiết mồ hôi, bổ sung nước làm mát cơ thể và săn se da như Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du…
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cũng cần hạn chế các yếu tố kích thích bài tiết mồ hôi như cà phê, rượu bia, trà đặc, đồ ăn cay nóng…, tránh căng thẳng tinh thần, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc.
Xem thêm:
Lợi ích của Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ trong điều trị mồ hôi nhiều
Tổng hợp cách chữa bệnh đổ mồ hôi nhiều hiệu quả
Đến đây chắc hẳn bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Đổ mồ hôi nhiều mắc bệnh gì?” cũng như làm cách nào để kiểm soát tốt tình trạng này. Nếu cần được tư vấn thêm về bệnh tăng tiết mồ hôi, bạn hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0972.032.029 để được hỗ trợ.
Dược sỹ Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/symptoms/excessive-sweating/basics/causes/sym-20050780
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperhidrosis-causes-11
Tin liên quan
Hải An 09:23:06 : 01/03/2022
Cháu ra mồ hôi tay từ nhỏ thì phải làm sao ạ. CHáu đã ngâm chân tay bằng nước lá lốt, dâu tằm mà ko có kết quả gì
trungmyjsc.com.vn 11:04:59 : 01/03/2022
Chào bạn Hải An,
Với tình trạng ra nhiều mồ hôi tay từ nhỏ thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Đây là hệ thần kinh chi phối hoạt động bài tiết mồ hôi trong cơ thể khi bị kích thích quá mức sẽ khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Trong dân gian cũng có một số mẹo như ngâm tay bằng lá dâu tằm, lá lốt,… Những phương pháp này có thể giúp giảm tiết phần nào mồ hôi tay, tuy nhiên không tác động vào căn nguyên của bệnh nên chỉ có tác dụng tạm thời, hiệu quả không rõ rệt.
Do đó, để giúp giảm tiết mồ hôi tay hiệu quả hơn cần tác động để làm ổn định lại hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Hiện nay, để giúp giảm tiết mồ hôi, bạn nên tham khảo sử dụng một số sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh. Với các thành phần thảo dược tự nhiên Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ làm giảm chứng ra nhiều mồ hôi, giảm tình trạng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi ở người bị ra mồ hôi nhiều. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm qua bài viết:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-hoa-han-linh.html
Song song với việc dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh, bạn chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…tránh thức khuya, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái để giảm tiết mồ hôi hiệu quả nhất.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sớm giảm tiết mồ hôi!
Minh Yến 08:15:46 : 26/10/2021
ăn đồ cay nóng bị đổ mồ hôi có phải bệnh gì không bs?
trungmyjsc.com.vn 10:05:27 : 26/10/2021
Chào bạn Minh Yến,
Tăng tiết mồ hôi khi ăn đồ ăn quá cay nóng là hiện tượng bình thường của cơ thể để hạ nhiệt, tuy nhiên nếu bạn thấy lượng mồ hôi của mình nhiều hơn hẳn so với người khác trong cùng điều kiện thì khả năng cao là do rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra. Đây là hệ thần kinh chi phối hoạt động bài tiết mồ hôi trong cơ thể khi bị kích thích quá mức sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Hiện nay, để giúp giảm tiết mồ hôi, bạn có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Hòa Hãn Linh. Với các thành phần thảo dược tự nhiên Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ làm giảm chứng ra nhiều mồ hôi, giảm tình trạng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi ở người bị ra mồ hôi nhiều. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm qua bài viết:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-hoa-han-linh.html
Song song với việc dùng Tpbvsk Hòa Hãn Linh, bạn chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…tránh thức khuya, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái để giảm tiết mồ hôi hiệu quả nhất.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sớm giảm tiết mồ hôi!
Tiến Đạt 09:29:35 : 28/09/2021
tôi bị mồ hôi từ nhỏ đến nay đã gần 20 năm, xin tv cách trị
trungmyjsc.com.vn 10:08:49 : 28/09/2021
Chào bạn Tiến Đạt,
Không biết ngoài bị ra nhiều mồ hôi thì tình trạng sức khỏe của bạn thế nào? Thực tế nếu bạn bị ra nhiều mồ hôi trong thời gian dài hoặc lượng mồ hôi nhiều hơn hẳn so với người khác khi vận động trong cùng điều kiện thì khả năng cao là do rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra. Đây là hệ thần kinh kiểm soát hoạt động bài tiết mồ hôi trong cơ thể nên nếu bị kích thích quá mức sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường.
Hiện nay, để giúp giảm tiết mồ hôi, bạn có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Tpbvsk) Hòa Hãn Linh. Với các thành phần thảo dược tự nhiên Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ làm giảm chứng ra nhiều mồ hôi, giảm tình trạng hồi hộp, lo âu, mệt mỏi ở người bị ra mồ hôi nhiều. Liều dùng từ 4- 6 viên/ngày, liên tục 1 đợt 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả tối ưu. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm qua bài viết:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-hoa-han-linh.html
Song song với việc dùng Tpbvsk Hòa Hãn Linh, bạn chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…tránh thức khuya, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái để giảm tiết mồ hôi hiệu quả nhất.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sớm giảm tiết mồ hôi!