Nhồi máu cơ tim cấp có thể cướp đi sinh mạng của bạn trong tức khắc nếu không được xử trí đúng cách trong khung giờ vàng kể từ khi triệu chứng bệnh đầu tiên xảy ra. Để giảm thiểu những rủi ro tới mức thấp nhất, hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí ngay sau đây.
Mục lục
Nhồi máu cơ tim cấp là một biến chứng tim mạch nguy hiểm, xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh mạch vành đột ngột bị tắc nghẽn hoàn toàn, khiến cho một vùng cơ tim bị hoại tử do không nhận được máu nuôi dưỡng trong thời gian đủ dài. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim thường là do sự xuất hiện của mảng xơ vữa trong lòng mạch, chúng phát triển quá lớn và nứt vỡ, tại vị trí đó sẽ hình thành cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu.
Nhồi máu cơ tim cấp tính đe dọa tính mạng nên cần được xử trí khẩn cấp
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim. Vị trí đau thường ở giữa ngực hoặc lệch về bên trái, ngay dưới xương ức; có thể xuất hiện ở người chưa từng có dấu hiệu bệnh tim mạch hoặc đã từng bị đau thắt ngực nhiều lần trước đó. Mức độ đau do nhồi máu cơ tim thường dữ dội hơn, cảm giác như tim bị bóp nghẹt hoặc châm chích, bỏng rát; dùng các thuốc giãn mạch như nitroglycerin nhưng cơn đau không thuyên giảm. Trong cơn đau thường kèm theo các triệu chứng khác như:
– Hồi hộp
– Vã mồ hôi lạnh
– Khó thở, thở gấp gáp
– Buồn nôn, nôn mửa
– Ợ nóng, đầy hơi
– Buồn đi cầu
– Chóng mặt, choáng váng
– Chân tay lạnh…
Bạn cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả những người bị nhồi máu cơ tim cấp đều đầy đủ những triệu chứng trên, và có đến 15% trường hợp nhồi máu cơ tim không xuất hiện đau thắt ngực hoặc cơn đau chỉ thoáng qua, được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng.
Nếu bạn có càng nhiều các yếu tố dưới đây thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp càng cao:
– Hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường phải hít nhiều khói thuốc.
– Mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…
– Ăn uống không khoa học: chế độ ăn nhiều chất béo, đường, muối; thói quen sử dụng các thức uống chứa chất kích thích như cocain, cafein, cồn…
– Tuổi cao: nam từ 45 tuổi và nữ từ 55 tuổi trở lên.
– Lười vận động thể chất, thói quen làm việc tĩnh tại một chỗ.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam trước 55 tuổi và nữ trước 65 tuổi).
Người béo phì có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp
Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán để xác định chính xác vùng cơ tim bị nhồi máu:
– Điện tâm đồ để kiểm tra hoạt động điện tim
– Xét nghiệm máu nhằm xác định các chất chỉ điểm trong máu có liên quan đến tổn thương tim như troponin, protein C…
– Chụp mạch vành bằng ống thông tim luồn từ mạch máu để xác định vị trí mạch vành bị tắc nghẽn.
– Siêu âm tim để xác định vùng cơ tim bị nhồi máu.
Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời; bởi khoảng thời gian vàng để cấp cứu thành công chỉ vỏn vẹn 2 giờ kể từ lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Tại phòng cấp cứu, bác sỹ sẽ tiến hành nong mạch vành để khơi thông dòng máu đến nuôi tim. Sau khi nong bằng bóng, một ống lưới nhỏ (stent) có thể được đặt lại để giữ cho mạch vành luôn cố định.
Trường hợp không thể đặt stent do mạch vành bị tắc ở nhiều nhánh, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Trong phẫu thuật này, bác sỹ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh để dẫn máu tới vùng cơ tim bị tổn thương.
Một số loại thuốc dưới đây cũng được dùng để làm tan cục máu đông và giảm bớt cơn đau, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh:
– Thuốc làm tan huyết khối như heparin để phá vỡ cục máu đông, cải thiện lưu lượng máu qua các động mạch bị thu hẹp.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel… để ngăn ngừa cục máu đông hình thành và phát triển.
– Thuốc chẹn beta giúp làm giảm huyết áp và thư giãn cơ tim, hạn chế mức độ tổn thương cơ tim nghiêm trọng.
– Thuốc ức chế men chuyển để hạ huyết áp, giảm căng thẳng cho tim.
– Nhóm nitrat để giảm đau thắt ngực cho người bệnh.
Cơ hội phục hồi sau cơn nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào mức độ tổn thương và thời điểm xử trí cấp cứu. Càng điều trị sớm, cơ hội sống sót của bạn càng cao. Tuy nhiên, nếu có tổn thương đáng kể đến cơ tim thì khả năng bơm máu đi khắp cơ thể sẽ suy giảm, điều này có thể dẫn đến suy tim.
Tổn thương tim sau nhồi máu có thể để lại sẹo trong tim, làm tăng nguy cơ phát triển nhịp tim bất thường gây ra rối loạn nhịp tim. Hầu hết người bệnh có thể tiếp tục cuộc sống bình thường sau một cơn nhồi máu cơ tim, nhưng cũng có rất nhiều người rơi vào lo lắng, trầm cảm kéo dài.
Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh cần tuân thủ lối sống khoa học để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể loại bỏ được bằng cách:
– Ăn uống khoa học: Giảm bớt đường; muối; chất béo bão hòa (trong mỡ động vật), chất béo trans (trong dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần), cholesterol (trong thịt đỏ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật). Thay thế bằng nguồn thực phẩm tốt cho tim mạch như ngũ cốc nguyên cám, rau, trái cây, cá tươi, thịt nạc trắng…
Chế độ ăn lành mạnh cho tim với nhiều rau quả tươi
– Tập thể dục 150 phút/tuần, nên bắt đầu với những bài tập vừa sức; tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu những bài tập đòi hỏi gắng sức nhiều.
– Làm việc vừa sức, tránh các công việc phải khuân vác nặng, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.
– Bỏ hút thuốc lá, tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc.
– Dùng thuốc điều trị các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu cao… theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể đến bất chợt nếu bạn chủ quan lơ là mà không có biện pháp dự phòng từ trước. Ngoài việc tuân thủ lối sống khoa học, hãy bổ sung thêm những sản phẩm thảo dược hỗ trợ sức khỏe tim mạch để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim cấp hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp này, vui lòng liên hệ đến số 0972.032.029 và lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia của chúng tôi.
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/acute-myocardial-infarction
Tin liên quan
Viết bình luận