Khi bị đau nhói tim bên trái, lý do mà bạn thường nghĩ đến đầu tiên đó là bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim đó là gì? Triệu chứng này còn có thể do bệnh lý nào khác không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí cơn đau nhói tim đúng cách ngay sau đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau nhói tim bên trái phổ biến nhất là các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành; trong đó các động mạch vành nuôi tim bị tắc nghẽn do sự xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Kết quả là lượng máu đến nuôi tim suy giảm, gây ra đau tim.
Đau nhói tim bên trái còn có thể xuất hiện trong các bệnh tim mạch khác như hẹp van tim, hở van tim, suy tim, phình tách động mạch chủ ngực… Đôi khi lại gặp trong những bệnh lý ngoài tim như bệnh đường tiêu hóa (viêm loét, trào ngược dạ dày, thực quản), bệnh đường hô hấp, chấn thương vùng ngực, rối loạn thần kinh tim. Thói quen hút thuốc lá; làm việc căng thẳng, stress kéo dài… cũng có thể góp phần gây ra đau nhói tim bên trái.
Dù nguyên nhân gây đau nhói tim là gì thì đó cũng là một triệu chứng bất thường mà bạn không thể bỏ qua. Nếu xuất hiện triệu chứng này, dù chỉ là cơn đau nhẹ thoáng qua nhưng lặp lại nhiều lần, hãy đi khám để biết chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Đau nhói tim bên trái là triệu chứng của nhiều bệnh tim mạch
Đau nhói tim bên trái trở nên nguy hiểm khi đó là dấu hiệu cảnh báo của cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Cơn đau thường kéo dài trên 15 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn nghỉ ngơi hay dùng thuốc giảm đau thắt ngực. Người bệnh có cảm giác nhói như kim châm, nóng rát lồng ngực, nghẹn ở cổ và đau lan tỏa ra các khu vực khác như cổ, hàm, vai, cánh tay trái, ra sau lưng kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, ợ nóng, vã mồ hôi lạnh, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, buồn đi cầu…
Khi đó, bạn cần lập tức ngừng ngay mọi công việc đang làm và nghỉ ngơi tại chỗ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Sau đó gọi điện thoại đến 115 hoặc cho người thân để được đưa đi cấp cứu. Hai giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng nhồi máu cơ tim đầu tiên được coi là khoảng thời gian vàng để cấp cứu thành công và giảm thiểu hậu quả tới mức thấp nhất.
Nguy cơ xuất hiện cơn đau nhói tim ở những đối tượng sau sẽ cao hơn so với người bình thường:
– Người bị rối loạn lipid máu.
– Người bị tăng huyết áp.
– Người bệnh tiểu đường.
– Người bị thừa cân, béo phì.
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: ăn nhiều chất béo, hay uống rượu bia, hút thuốc lá; công việc gắng sức nhiều, stress kéo dài…
Thông thường trong điều trị cơn đau nhói ngực do tim, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tây có tác dụng giãn mạch nhằm tăng cường lưu lượng máu đến nuôi tim, từ đó giúp làm giảm cơn đau nhói tim cho người bệnh. Đôi khi, người bệnh cần phải dùng kết hợp với các thuốc chống đông máu, an thần…
Bên cạnh các thuốc điều trị chính, người bệnh có thể bổ sung thêm những thảo dược có hoạt tính giãn mạch, giảm đau thắt ngực như Bồ hoàng, Đan sâm, Hoàng bá… Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trung y dược Hồ Nam (Trung Quốc), sau 2 tháng sử dụng Bồ hoàng thì có tới 89% người bệnh tham gia nghiên cứu đã giảm cơn đau thắt ngực. Người bệnh có thể dùng thảo dược dưới dạng hãm, sắc thông thường hoặc dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chứa các thảo dược này.
Thuốc giãn mạch giúp làm giảm cơn đau nhói tim bên trái do bệnh mạch vành
Nếu bạn quan tâm về giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị đau nhói tim bên trái, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.
Để hạn chế nguy cơ đau nhói ngực tái phát, bạn cần chú ý thực hiện những thói quen sống khoa học như sau:
– Bỏ hút thuốc, hạn chế sử dụng cà phê, trà đặc; giảm lượng bia rượu (nếu có uống) dưới 1 ly rượu vang nhẹ với nữ giới và 2 ly với nam giới.
– Ăn uống khoa học: Cơn đau nhói ngực do bệnh mạch vành thường có xu hướng xuất hiện sau một bữa ăn thịnh soạn; do đó bạn không nên ăn quá no, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… và cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt đỏ; mỡ, da, nội tạng động vật; lòng đỏ trứng…
– Vào mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, vì khi cơ thể nhiễm lạnh các mạch máu có xu hướng co thắt, kích hoạt cơn đau nhói tim bên trái.
– Giải tỏa căng thẳng bằng cách tập thể dục; tham gia các hoạt động giải trí như đọc sách báo, nghe nhạc, tập yoga…
– Giảm cân bằng chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Phẫu thuật được tiến hành trong những trường hợp khẩn cấp như xử trí nhồi máu cơ tim, hoặc khi người bệnh dùng thuốc lâu ngày nhưng vẫn không thể kiểm soát được cơn đau nhói tim, nguy cơ cao gặp phải biến chứng. Phương pháp phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào dạng bệnh mắc phải. Chẳng hạn với người bệnh đau nhói tim do bệnh mạch vành sẽ cần đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành; người bị hẹp/hở van tim thì cần mổ thay hoặc sửa van tim…
Đau nhói tim bên trái là dấu hiệu gợi ý nhiều bệnh lý không chỉ riêng bệnh tim mạch. Do đó bạn không được chủ quan nếu triệu chứng này có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần; hãy đi khám sớm để được trợ giúp y tế kịp thời trong những trường hợp nghiêm trọng nhằm hạn chế mọi biến cố xảy ra.
Xem thêm:
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ làm giảm đau ngực cho người bệnh tim mạch
Bồ hoàng – Thảo dược hỗ trợ điều trị đau nhói ngực
Dược sĩ Lương Lê
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/chest-pain/#:~:text=The%20most%20common%20heart%20problems,heart%20attack%20is%20life%2Dthreateningaáz
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322094#seeing-a-doctorvsd
Tin liên quan
Viết bình luận