Bệnh động kinh

Dấu hiệu nhận biết, cách trị động kinh ở trẻ tự kỷ

Ngày đăng: 15 Tháng Sáu, 2018
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh động kinh và t kỷ được biết đến là hai dạng rối loạn thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Và cũng có không ít người bệnh bị mắc đồng thời cả hai chứng bệnh này. Vậy liệu giữa chúng có mối liên hệ nào đặc biệt? Bệnh động kinh có gây ra tự kỷ hoặc ngược lại hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

Động kinh và tự kỷ khác nhau như thế nào?

Bệnh động kinh xảy ra do có sự mất cân bằng của các chất hóa học ở trong não bộ, dẫn tới sự phóng điện quá mức giữa các tế bào thần kinh, gây co giật tái diễn nhiều lần hoặc tình trạng mất ý thức.

Trong khi đó, chứng tự kỷ lại liên quan đến sự bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng của não bộ, được biểu hiện bởi sự khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, hành vi, thích lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó.

Mặc dù là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng giữa chúng lại tồn tại một mối liên hệ mật thiết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.

Trẻ bệnh động kinh dễ bị mắc chứng tự kỷ

Khoảng 20 – 40% người bệnh động kinh bị mắc chứng tự kỷ

Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng chắc chắn nào cho thấy mối liên quan “nguyên nhân – hệ quả” giữa bệnh động kinh và chứng  tự kỷ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, có tới khoảng 20 – 40% người bệnh động kinh bị mắc chứng tự kỷ và ngược lại cũng có tới khoảng 1/3 số trẻ tự kỷ mắc bệnh động kinh. Đặc biệt khi trẻ tự kỷ đạt đến độ tuổi thiếu niên, thì nguy cơ phát triển các cơn co giật tăng lên và tỷ lệ này tiếp tục tăng cao hơn ở độ tuổi trưởng thành. 

Lý giải mối liên hệ này, các nhà khoa học cho biết, giữa hai bệnh động kinh và tự kỷ có tồn tại một số cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ chung, bao gồm:

– Sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế.

– Sự tăng sinh tế bào thần kinh, dị tật vỏ não và loạn sản mạch.

– Trẻ sinh non, nhẹ cân, tuổi của người mẹ cao (sinh con khi đã ngoài 40 tuổi).

– Các trường hợp đột biến gen di truyền như Fragile X, TSC và hội chứng Ret.

Mặt khác, chính tâm lý tự ti, mặc cảm vì bệnh tật, cùng với sự trêu trọc, cô lập từ bạn bè hay những người xung quanh, cũng là những nguyên nhân làm thúc đẩy chứng tự kỷ ở người bệnh động kinh.

Cách nhận biết bệnh động kinh ở trẻ bị tự kỷ

Bệnh động kinh có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng chứng tự kỷ thì thường chỉ bắt đầu ở hai thời điểm đó là khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và khi trẻ tới độ tuổi vị thành niên. Các triệu chứng đặc trưng giúp nhận biết bệnh động kinh ở trẻ tự kỷ gồm có:

– Nhìn chằm chằm một vật gì đó không có lý do.

– Co giật tay không chủ ý.

– Nháy mắt nhiều lần.

– Nhai khi trong miệng không có đồ ăn.

Một số dấu hiệu ít điển hình khác có thể bao gồm: 

– Buồn ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

– Thường xuyên hằn học hoặc gây khó chịu không rõ nguyên nhân.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh động kinh

Co giật tay không có thể là triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ

Điều trị bệnh động kinh ở những trẻ mắc chứng tự kỷ

Việc điều trị động kinh ở những bệnh nhân mắc chứng tự kỷ cũng dựa theo nguyên tắc điều trị thông thường. Khởi đầu, bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc chống động kinh phù hợp với thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật. Những loại thuốc này không giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh, nhưng chúng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các cơn co giật.

Thuốc chống động kinh có thể giúp làm giảm các cơn co giật ở khoảng 2/3 số bệnh nhân. Với những trường hợp khó kiểm soát hơn, bác sĩ có thể cần kết hợp thêm hai hoặc nhiều loại thuốc khác. Cùng với đó, nhiều bác sĩ và người bệnh cũng lựa chọn kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để tăng hiệu quả điều trị, giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc Tây và có độ an toàn cao khi dùng cho đối tượng trẻ nhỏ.

Xem thêm:

Thuốc chống động kinh và 8 nguyên tắc vàng khi sử dụng

Giải pháp thảo dược kết hợp với thuốc điều trị động kinh hiệu quả

Một chế độ ăn ketogenic cũng thường được khuyến khích để giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Trong chế độ ăn này, mỗi bữa ăn sẽ có tổng lượng chất béo cao gấp bốn lần chất đạm hoặc carbohydrate. Bằng cách sử dụng nguồn năng lượng từ chất béo thay vì carbonhydrat, có thể giúp giảm bớt được các cơn co giật cho người bệnh.

Xem thêm: Chế độ ketogenic cho người bệnh động kinh.

Bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh. Bởi chính tâm lý căng thẳng hay stress có thể làm kích hoạt các cơn động kinh xuất hiện và trầm trọng hơn chứng tự kỷ. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong phác đồ điều trị bệnh động kinh và chứng tự kỷ chính là sự quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè cũng như những người xung quanh, có như vậy người bệnh mới nhanh chóng giảm bệnh và trở lại hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Ds. Quỳnh Hương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.autismspeaks.org/family-services/epilepsy

http://network.autism.org.uk/knowledge/insight-opinion/epilepsy-and-autism

https://www.epilepsy.com/learn/professionals/joint-content-partnership-aes/complex-relationship-between-autism-spectrum

Viết bình luận