Bệnh mạch vành

Co thắt mạch vành – “thủ phạm” gây đau thắt ngực bạn cần biết

Ngày đăng: 6 Tháng Bảy, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Có khoảng 2% người bị đau thắt ngực là do co thắt mạch vành. Mặc dù tình trạng này xảy ra tạm thời trong thời gian ngắn nhưng vẫn có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của bạn. Hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách trị co thắt mạch vành hiệu quả ngay tại đây.

Co thắt mạch vành là gì?

Co thắt động mạch vành là tình trạng các động mạch vành nuôi tim bị co thắt đột ngột, kết quả là lòng mạch bị thu hẹp và giảm lượng máu đến nuôi tim. Mặc dù co thắt mạch vành thường xảy ra trong thời gian ngắn, gây đau thắt ngực tạm thời nhưng vẫn có những trường hợp co thắt nghiêm trọng dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Co thắt mạch vành làm giảm lượng máu nuôi tim, gây đau thắt ngực

Triệu chứng co thắt mạch vành

Nhiều người bị co thắt mạch vành nhưng không được chẩn đoán vì không gặp phải triệu chứng đáng chú ý. Điều này có thể gây nguy hiểm vì các cơn co thắt cuối cùng có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Khi mạch vành co thắt, bạn có thể cảm thấy đau ngực nhẹ thoáng qua hoặc cơn đau thắt ngực điển hình ở người bệnh mạch vành, cảm giác như bị tim bị bóp chặt; cơn đau có thể lan từ ngực xuống cánh tay trái, lên cổ và xương hàm trái.

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng khác của cơn đau ngực do co thắt mạch vành:

– Cơn đau ngực chỉ xảy ra khi nghỉ ngơi.

– Thời gian đau kéo dài từ 5 phút – 30 phút/lần.

– Thời điểm đau thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.

Bạn thường xuyên bị đau thắt ngực do co thắt mạch vành nhưng chưa tìm ra cách trị hiệu quả, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.90510972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây co thắt mạch vành

Tăng huyết áp và cholesterol cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra co thắt mạch vành. Tình trạng co thắt cũng xảy ra ở những người bị xơ vữa động mạch vành. Các yếu tố nguy cơ khác góp phần phát triển cơn co thắt mạch vành là:

– Căng thẳng quá độ

– Nhiễm lạnh

– Hội chứng cai rượu

– Hút thuốc lá, thuốc lào; sử dụng các chất kích thích khác như cocaine, amphetamine…

Phương pháp chẩn đoán co thắt mạch vành

Động mạch vành co thắt cho thấy có một vấn đề tiềm ẩn trong tim. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhiều xét nghiệm hình ảnh khác nhau để chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Các xét nghiệm thường được áp dụng là:

– Siêu âm tim: là một xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong và bên ngoài tim nhằm phát hiện vùng cơ tim bị thiếu máu.

– Điện tâm đồ: dùng để đo hoạt động điện của tim, điện tâm đồ bất thường sẽ phản ánh tình trạng thiếu máu cơ tim.

– Chụp mạch vành: giúp phát hiện tình trạng xơ vữa bên trong lòng động mạch vành.

Co thắt mạch vành có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, co thắt mạch vành sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và gây ra các biến chứng như:

– Rối loạn nhịp tim: Co thắt mạch vành làm giảm lưu lượng máu nuôi tim, khiến tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm.

– Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi dòng máu đến tim bị chặn đứng hoàn toàn, khiến cho mô cơ tim bị hoại tử.

– Ngừng tim đột ngột: Tim có thể đột ngột ngừng đập, cắt đứt nguồn cấp máu lên não bộ, có thể gây ra đột tử.

Co thắt mạch vành có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim

Điều trị co thắt mạch vành

Sử dụng thuốc

Để giảm đau thắt ngực và dự phòng cơn đau tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc sau:

– Nhóm nitrat: giúp làm giãn động mạch vành, giảm cơn co thắt. Nitrat có thể được sử dụng như một loại thuốc điều trị lâu dài (viên giải phóng chậm) hoặc thuốc xử trí nhanh chóng cơn co thắt mạch vành (viên giải phóng nhanh, dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi).

– Thuốc chẹn kênh canxi: có thể làm giảm đau tức ngực bằng cách thư giãn các cơ trong động mạch vành. Nhóm thuốc này thường được dùng để điều trị co thắt mạch vành lâu dài.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc hạ mỡ máu hoặc hạ huyết áp nếu phát hiện bạn bị tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao. Các thuốc này có thể giúp ngăn ngừa cơn co thắt động mạch vành tái phát và dự phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Thảo dược hỗ trợ trị co thắt mạch vành

Y học cổ truyền có rất nhiều vị thảo dược giúp hỗ trợ điều trị co thắt mạch vành hiệu quả; điển hình là thảo dược Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm…

Theo nghiên cứu tại Đại học Y khoa Bethune, hoạt chất berberin trong Hoàng bá khi vào cơ thể có khả năng giải phóng NO giúp thư giãn động mạch vành, hạ huyết áp hiệu quả. Một nghiên cứu lâm sàng về thảo dược Bồ hoàng của Viện nghiên cứu Trung y dược Hồ Nam (Trung Quốc) cũng cho thấy sau 2 tháng điều trị, có tới 89% người bệnh đã giảm đau thắt ngực, 58% hạ huyết áp và 48% có điện tim ổn định.

Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong những viên uống hỗ trợ dạng viên nén tiện dụng, người bệnh có thể sử dụng song song cùng thuốc điều trị chính để tăng hiệu quả điều trị.

Điều chỉnh lối sống

Bạn có thể giảm nguy cơ co thắt động mạch vành bằng cách duy trì lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

– Ăn uống lành mạnh: Cắt giảm muối, đường, thực phẩm giàu chất béo; tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám… để kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ gây co thắt động mạch vành.

– Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng cường lưu thông máu. Hạn chế vận động gắng sức vì có thể kích hoạt cơn đau thắt ngực.

– Kiểm soát huyết áp, tiểu đường bằng cách sử dụng thuốc điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập khoa học.

– Bỏ hút thuốc, tránh xa các chất kích thích, hạn chế uống nhiều bia rượu…

– Giảm căng thẳng: Căng thẳng quá mức cũng là yếu tố kích hoạt cơn co thắt mạch vành. Do đó, bạn cần học cách điều tiết cảm xúc, giữ cho tinh thần được thư giãn bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, tập thiền, yoga…

Co thắt động mạch vành là bệnh lý mãn tính nên bạn cần xác định tâm lý sống chung lâu dài với bệnh. Bạn hãy tuân thủ kế hoạch điều trị và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được để ngăn ngừa các biến chứng sau này.

Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch hỗ trợ giảm đau thắt ngực chứa Bồ hoàng, Hoàng bá

Cách xử trí khi bị đau tim, đau thắt ngực

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: healthline.com

Viết bình luận