Bệnh động kinh

Cây Xấu hổ/ Cây Mắc cỡ: Công dụng trong điều trị co giật, động kinh

Ngày đăng: 3 Tháng Chín, 2020
Rate this post

Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền không ít những bài thuốc giúp trị co giật, động kinh, trong đó có cả cây Xấu hổ, còn gọi là cây Mắc cỡ. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng khám phá những lợi ích của cây Xấu hổ với người bệnh động kinh cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cây Xấu hổ (Mimosa pudica) là vị thuốc như thế nào?

Cây Xấu hổ hay còn được biết đến với các tên gọi khác như cây Trinh nữ, Mắc cỡ, Hàm tu thảo,… thuộc họ Đậu thường mọc dại khắp các vùng quê Việt Nam. Cây dạng thân nhỏ, cao từ 20 – 30cm, có gai, hoa màu tím đỏ, lá kép lông chim. Điểm đặc biệt của loài cây này, đó là các lá kép có thể gập vào trong, cụp xuống mỗi khi bị chạm nhẹ hoặc bị rung lắc rồi tự mở ra sau đó vài phút. 

Cây Xấu hổ là một vị thuốc quý, toàn cây gồm lá, thân, rễ đều được sử dụng làm thuốc. Khi thu hái, người ta sẽ nhổ cả cây sau đó rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô để sử dụng. 

Toàn cây Xấu hổ gồm thân, rễ, lá đều được sử dụng làm thuốc

Lợi ích của cây Xấu hổ trong điều trị co giật, động kinh

Theo Y học cổ truyền, cây Xấu hổ có vị ngọt chát, tính mát, ít độc, tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, hạ nhiệt và tiêu viêm rất tốt, bởi vậy thường được sử dụng trong các bài thuốc trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, đau khớp, tê thấp, chống nọc rắn độc,… đặc biệt là chứng co giật, động kinh.

Những lợi ích của cây Xấu hổ cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu tại khoa Dược lý, trường Cao đẳng Y tế JSS, Ấn Độ, kết quả cho thấy trong dịch chiết từ rễ cây Xấu hổ chứa hoạt chất Etanolic có khả năng giảm cơn co giật, động kinh hiệu quả.

2 bài thuốc trị co giật, động kinh từ cây Xấu hổ

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây Xấu hổ giúp trị co giật, động kinh hiệu quả.

– Bài thuốc 1: Dùng 20g cây Xấu hổ (lá, thân và rễ phơi khô) cùng 10g cây Câu đằng, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày, nhất là lúc chuẩn bị lên cơn co giật. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sắc quá kỹ cây Câu đằng.

Bài thuốc 2: Dùng 15 – 20g lá và thân cây Xấu hổ đã được rửa sạch cùng 20g Lạc tiên sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây Xấu hổ để đảm bảo an toàn, hiệu quả

Trên thực tế, việc áp dụng các bài thuốc dân gian sẽ có người đáp ứng tốt, nhưng cũng có người sử dụng dài ngày mà không cải thiện, thậm chí cơn co giật còn tăng nặng hơn. Bởi vậy, khi sử dụng cây Xấu hổ, người bệnh động kinh cần lưu ý:

– Người bị suy nhược cơ thể, người thể hàn, đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng.

– Kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày ít nhất 1 – 2 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

– Mặc dù khá an toàn, nhưng một số người cơ địa nhạy cảm vẫn có thể gặp phản ứng dị ứng. Do đó nếu thấy các biểu hiện như ngứa, nổi mề đay,… bạn cần ngưng sử dụng.

– Duy trì dùng cùng với thuốc và sản phẩm hỗ trợ trị động kinh từ thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương để tăng hiệu quả điều trị. Bởi những thảo dược này có tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hoạt động điện não, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh. Đây là giải pháp tiện lợi, lành tính, đã được kiểm chứng trên lâm sàng và giúp hàng ngàn người bệnh động kinh kiểm soát cơn co giật hiệu quả.

Câu đằng là thảo dược giúp trị co giật, động kinh hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp trị co giật, động kinh hiệu quả

Các phương pháp điều trị co giật, động kinh phổ biến hiện nay

Muốn chữa bệnh co giật, động kinh cần kết hợp với thay đổi lối sống

Bên cạnh thuốc tây cùng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược, người bệnh động kinh nên thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để mau chóng kiểm soát cơn, cụ thể bạn nên:

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.

– Tăng cường thực phẩm giàu protein, canxi như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản,…

– Chú trọng bổ sung Omega 3 từ cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt điều, hạt óc chó, dầu oliu,…

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần.

Người bệnh khi muốn sử dụng cây Xấu hổ để điều trị co giật, động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc đông y, không nên tự ý thu hái và sơ chế để dùng. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sỹ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://innovareacademics.in/journals/index.php/ijpps/article/view/11716/7005sd

Viết bình luận