Việc sử dụng thảo dược trong điều trị các bệnh lý mạn tính như xơ vữa động mạch đang ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm từ đông đảo người bệnh. Trong đó nổi bật là 6 cây thuốc trị xơ vữa mạch máu đã được ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch từ nhiều thập kỉ qua.
Mục lục
Cho đến nay, xơ vữa mạch máu vẫn được coi là bài toán nan giải đối với nền y học thế giới khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra giải pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật cũng không thể làm sạch mảng xơ vữa mà chỉ giúp khơi thông động mạch tạm thời, ngăn mảng xơ vữa phát triển.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người bệnh đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc hoặc không thích hợp để can thiệp phẫu thuật. Trong những trường hợp này thì sử dụng các cây thuốc trị xơ vữa mạch máu chính là giải pháp được các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo áp dụng.
Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh sẽ không cần phải tăng liều thuốc tây nhưng vẫn đạt được mục tiêu điều trị. Hơn nữa, đây cũng là giải pháp an toàn, lành tính, không gây tương tác bất lợi với thuốc khi dùng đồng thời.
Sử dụng cây thuốc trị xơ vữa mạch máu là liệu pháp đang được ưu tiên hiện nay
Vậy nên dùng cây thuốc trị xơ vữa mạch máu nào để có hiệu quả điều trị tốt nhất?. Đáp án chính là 6 vị thảo dược sau:
Cỏ nến có tên khoa học là Typha Angustata còn được biết với nhiều tên gọi khác như thủy hương bồ, bồn bồn, hương bồ thảo. Bộ phận dùng làm thuốc trị xơ vữa mạch máu là phấn hoa được phơi hoặc sấy khô, có tên là Bồ hoàng.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng của cây thuốc trị xơ vữa mạch máu này trên tim mạch. Điển hình như nghiên cứu của Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) cho thấy, hoạt chất 2S – Naringenin trong Bồ hoàng có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào cơ trơn mạch máu, ngăn xơ vữa phát triển.
Bên cạnh đó, Bồ hoàng còn được biết đến với nhiều công dụng hữu ích khác như giảm mỡ máu, hạ huyết áp và chống cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ… cho người bị xơ vữa động mạch.
Đỏ ngọn (Cratoxylon Pru nifolium Kurtz) hay còn gọi là thành ngạnh gai, hoàng ngưu trà, cúc lương là cây thuốc trị xơ vữa mạch máu được tìm thấy nhiều tại khu vực trung du và miền núi phía bắc nước ta.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Sinh – Y – Dược học (Học viện Quân y), trong Đỏ ngọn chứa các flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ thành mạch trước sự tấn công của các gốc tự do – yếu tố hình thành mảng xơ vữa.
Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá là bộ 3 cây thuốc trị xơ vữa mạch máu hiệu quả
Từ xa xưa, người dân đã biết dùng lớp vỏ thân hoặc cành của cây Hoàng bá (Phellodendron chinense) đem phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc chữa bệnh.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Madras (Ấn Độ) cũng cho thấy, hoạt chất berberin trong Hoàng bá có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ và giảm mỡ máu hiệu quả nên hỗ trợ rất tốt để điều trị chứng xơ vữa động mạch.
Mạch môn (Ophiopogon japonicus) còn được gọi là Mạch môn đông, Lan tiên… là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thường được trồng nhiều để làm cảnh tại các nhà vườn.
Trong rễ củ của cây Mạch môn, các nhà khoa học tìm thấy một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh là Ophiopogon japonicus polysaccharide 1 (OJP1). Không chỉ giúp loại bỏ tác nhân gây tổn thương động mạch, OJP1 còn có tác dụng loại bỏ các thành phần mỡ xấu trong máu như LDL – Cholesterol, triglycerid; đó cũng chính là nguyên liệu cấu tạo nên mảng xơ vữa động mạch.
Sơn tra (Crataegus pinnatifida) hay còn gọi là táo mèo là cây thuốc trị xơ vữa mạch máu được ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch từ nhiều thế kỉ trước.
Trên tim mạch, Sơn tra mang lại nhiều công dụng hữu ích như giảm mỡ máu, hạ huyết áp. Đặc biệt, các hợp chất phenolic trong Sơn tra được chứng minh là có tác dụng chống cục máu đông. Nhờ đó Sơn tra giúp dự phòng các biến chứng tắc mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho người bệnh xơ vữa mạch máu.
Hình ảnh trái chín của cây thuốc trị xơ vữa mạch máu Sơn tra
Đan sâm (Radix Salviae militiorrhizae) là cây thuốc trị xơ vữa mạch máu có bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ được phơi hoặc sấy khô.
Trong dịch chiết Đan sâm, các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất Tanshinone IIA có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp và chống xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của Đại học Nam California (Mỹ) còn tìm thấy các hoạt chất miltiron và salvinon trong Đan sâm có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu hiệu quả.
Nhận thấy vai trò của những cây thuốc trị xơ vữa mạch máu này, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu và bào chế nên những sản phẩm hỗ trợ dạng viên nén tiện dụng, chứa chiết xuất của các thảo dược này. Người bệnh có thể dùng kết hợp cùng thuốc tây để điều trị bệnh đạt kết quả cao và dự phòng biến chứng hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa mạch máu
8 thực phẩm tốt nhất dành cho người bệnh xơ vữa động mạch
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: examine.com, ncbi.nlm.nih.gov
Tin liên quan
Viết bình luận