Bệnh tăng động

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường hiệu quả nhất!

Ngày đăng: 8 Tháng Mười Hai, 2018
5/5 - (3 bình chọn)

Giáo dục hành vi là giải pháp ưu tiên số một trong điều trị tăng động giảm chú ý. Biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả tối ưu khi có sự phối hợp của cả gia đình và nhà trường. Vậy đâu là cách dạy trẻ tăng động hiệu quả nhất cần áp dụng ở trường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho bạn.

Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn gì ở trường?

Sự hiếu động quá mức, kém tập trung chú ý khiến trẻ gặp nhiều trở ngại ở trường bao gồm:

– Trẻ tăng động thường khó kiểm soát hành vi của mình khi phải ngồi yên một chỗ và luôn muốn hoạt động chân tay.

– Trẻ dễ bị phân tâm, mất tập trung bởi những yếu tố bên ngoài như tiếng động lạ, người đi qua lớp học, hoạt động của các bạn khác trong lớp…

– Trẻ hay nói leo, nói chuyện riêng trong lớp, hay trả lời trước khi được yêu cầu do quá hấp tấp và bồng bột.

– Trẻ khó khăn khi thực hiện theo hướng dẫn chung của thầy cô, trẻ không kiên trì khi phải đợi đến lượt của mình trong các hoạt động và trò chơi tập thể.

– Trẻ hay quên, không tập trung nên dễ bỏ qua những nhiệm vụ, bài tập về nhà…

– Trẻ thường xuyên vi phạm nội quy trường học, bị bạn bè trêu trọc và có thể phát sinh những tâm lý tiêu cực.

– Trẻ hay quên, làm thất lạc đồ dùng cá nhân như bút, sách, vở…

Trẻ tăng động giảm chú ý khó tập trung khi học ở trường

Xem thêm: Tăng động giảm chú ý ở trẻ – Những điều cha mẹ cần biết!

Cách dạy trẻ tăng động ở trường – Thầy cô nên áp dụng

Bên cạnh việc tự giáo dục cho con ở nhà, cha mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô ở trường để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Khi dạy trẻ đúng cách, trẻ sẽ dần kiểm soát hành vi của mình tốt hơn đồng thời tăng khả năng tập trung học tập.

Nhắc nhở trẻ thường xuyên hơn

Không chỉ riêng ở nhà, ở trường trẻ tăng động rất cần được quan tâm và nhắc nhở thường xuyên để tập trung học và ít phạm lỗi hơn. Trong mỗi tiết học, thầy cô khi thấy trẻ có biểu hiện lơ đãng cần nhắc nhở trẻ ngay lúc đó.

Xây dựng nội quy lớp học

Đây cũng là một cách dạy trẻ tăng động rất tốt. Trẻ thường dễ bỏ qua những quy tắc lớp học nếu không được thường xuyên nhắc nhở lại. Việc cụ thể những nội quy này thành văn bản thay vì thông báo bằng lời nói giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện hơn. Do đó, thầy cô chính là người hướng dẫn trẻ thực hiện đúng quy định này.

Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ tăng động

Trẻ tăng động nên được sắp xếp ngồi ngay bàn đầu và cách xa cửa sổ, cửa ra vào để tránh các yếu tố ảnh hưởng làm trẻ phân tâm học tập. Ở những buổi thảo luận nhóm, trẻ nên ngồi ở vị trí trung tâm của nhóm để tránh sự phân tâm vào những việc riêng khác.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể

Các hoạt động tập thể, vui chơi ngoại khóa giúp trẻ tăng động hòa đồng hơn cũng như học hỏi được nhiều kĩ năng và tăng khả năng giao tiếp. Qua đây, trẻ có thể phát huy được những sở thích và lợi thế của bản thân tốt hơn. Nhiều trẻ tăng động khi được hướng dẫn đúng cách đã “tận dụng” rất tốt nguồn năng lượng dồi dào của mình để trở thành những vận động viên tài năng.

Trẻ tăng động nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa

“Nhấn mạnh” những thay đổi trong lớp học để trẻ chú ý hơn

Đây là cách dạy trẻ tăng động rất cần sự kiên trì hỗ trợ của thầy cô ở trường. Việc lưu ý các thay đổi trong lớp học để giúp trẻ không bỏ sót những yêu cầu. Thầy cô nên nhắc nhở trẻ ghi chép bài đầy đủ trước khi bắt đầu một bài học mới và tổng kết các nhiệm vụ về nhà để trẻ ghi nhớ.

Chia nhỏ các nhiệm vụ học tập

Trẻ tăng động thường “loay hoay” khi phải tự làm một nhiệm vụ quá phức tạp và không đủ kiên nhẫn để hoàn thành nó. Khi được chia nhỏ thành những công việc nhỏ, trẻ sẽ hứng thú và thực hiện tốt hơn. Ví dụ như thay vì yêu cầu: “Các em hãy hoàn thiện tất cả các bài tập của chương 2 trong tuần này nhé” thầy cô nên yêu cầu cụ thể hơn: “Các em hãy hoàn thành 5 bài tập trong chương 2 mỗi ngày nhé”…

Dành cho trẻ thời gian “tĩnh” trước mỗi tình huống

Trước những câu hỏi khó ở lớp, thầy cô nên dành cho trẻ thời gian tối thiểu 10 – 15 giây để trẻ xác định lại câu hỏi cũng như sắp xếp câu trả lời một cách rõ ràng hơn. Việc tạo áp lực về thời gian cho trẻ tăng động thường không mang lại hiệu quả tốt.

Thay vì khiển trách, hãy giúp trẻ nhận ra lỗi sai

Đây là một trong những cách dạy trẻ tăng động cần được áp dụng. Trẻ tăng động thường nhạy cảm hơn những trẻ khác nên việc quá nghiêm khắc sẽ “phản tác dụng”. Khi trẻ mắc lỗi, thay vì ngay lập tức trách phạt, thầy cô có thể giúp trẻ tự nhận ra lỗi sai của mình bằng cách đặt đưa ra những câu hỏi như: “Em có nghĩ đây là cách làm tốt nhất chưa? Nếu lần tới, cô nghĩ em nên làm như thế này…”

Dành cho trẻ lời tán dương đúng lúc

Khi trẻ hoàn thành tốt một công việc nào đó, thầy cô hãy dành cho trẻ những lời khen, khích lệ tinh thần để trẻ có động lực và nỗ lực hơn để xứng đáng với những lời khen này. Đây chính là “món quà tinh thần” trong cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý rất hiệu quả.

Để nắm bắt và dễ dàng áp dụng cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe chia sẻ của chuyên gia trong video sau:

Cách giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Áp dụng đúng cách dạy trẻ tăng động ở trường là giải pháp để giúp trẻ sớm khắc phục những khó khăn trong học tập và phát triển toàn diện hơn. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm bất kỳ vấn đề nào, bạn hãy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.

Bạn có thể quan tâm:

Chế độ dinh dưỡng vàng cho trẻ tăng động

Giải pháp thảo dược tối ưu cho trẻ tăng động giảm chú ý

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/attention-deficit-disorder-adhd-and-school.htm

https://www.additudemag.com/teaching-strategies-for-students-with-adhd/

Viết bình luận