Bạn có biết, 90% trường hợp thiếu máu cơ tim là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch vành. Các mảng xơ vữa trong thành mạch phát triển dầy lên, gây chít hẹp và làm giảm lưu lượng máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Vì vậy, mục tiêu trong điều trị bệnh chính là giảm tình trạng xơ vữa mạch, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim nhằm hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu một số phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đối với người bệnh thiếu máu cơ tim, duy trì một lối sống lành mạnh, tạo những thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày chính là một phương pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như suy tim hay nhồi máu cơ tim.
– Bỏ thuốc lá nếu đang hút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc lá chính là một yếu tố khiến mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch, những người hút hơn 10 điếu thuốc 1 ngày, hoặc phải sống trong môi trường nhiều khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu cơ tim cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
– Trong bữa ăn hằng ngày, nên bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, cá, sữa tách chất béo, đậu nành, đậu tương, dầu có nguồn gốc thực vật…
– Nên tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức và luôn giữ một tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng quá mức.
Thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim
Điều quan trọng nhất vẫn là phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Một số yếu tố nguy cơ chính gây thiếu máu cơ tim như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ góp phần ngăn ngừa tiến triển nặng hơn của bệnh.
Thuốc được coi là nền tảng trong việc điều trị thiếu máu cơ tim nhằm phòng tránh rủi ro, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nitrat có tác dụng giãn mạch để tăng cường máu đến tim, giảm ngay cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Triglycerin, isosorbide dinitrate, isosorbide mononitrate…là các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp tư thế đứng…
Các thuốc chẹn Beta giao cảm có tác dụng thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp, giúp máu về tim dễ dàng hơn góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Một số tác dụng phụ đáng lưu ý của nhóm thuốc này đó là giảm nhịp tim quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt…
Thuốc thuộc nhóm cũng khá hữu ích trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Bên cạnh việc giúp thư giãn và mở rộng các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu tới tim, chúng còn có tác dụng làm chậm nhịp tim giúp giảm khối lượng công việc cho tim.
Các thuốc ức chế men chuyển không có khả năng giảm đau thắt ngực, nhưng chúng có tác dụng thư giãn mạch và làm hạ huyết áp vì thế chúng ưu tiên sử dụng với những trường hợp thiếu máu cơ tim kèm cao huyết áp và tiểu đường.
Sử dụng thuốc là phương pháp cần thiết để trị thiếu máu cơ tim
Hầu hết các trường hợp thiếu máu cơ tim đều có liên quan đến sự hình thành các mảng xơ vữa gây tình trạng bít hẹp, tắc nghẽn mạch vành. Mặt khác sự dư thừa cholesterol trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến sự dày lên của các mảng xơ vữa trong thành mạch. Vì vậy, với những người bệnh thiếu máu cơ tim có chỉ số cholesterol trong máu cao cần được điều trị bằng các thuốc hạ mỡ máu để ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa cũng như cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.
Trong một số trường hợp có nguy cơ gặp phải biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc sau phẫu thuật, can thiệp đặt stent, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc chống đông máu.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, các hoạt chất có trong Bồ hoàng, Đỏ ngọn có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn mạch vành rất tốt, nhờ đó có thể giúp làm giảm các triệu chứng thiếu máu cơ tim như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… Bên cạnh đó, các thảo dược còn có tác dụng giảm cholesterol, kháng viêm, chống oxy hóa, ngăn chặn sự tiến triển của các mảng xơ vữa, góp phần phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim hiệu quả. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bệnh nên sử dụng kết hợp với các sản phẩm bào chế từ Đỏ ngọn và Bồ hoàng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, các phương pháp can thiệp tích cực sẽ được chỉ định nhằm cải thiện lưu lượng máu lên tim.
Khi mạch vành bị tắc hẹp nặng (> 80% và không đáp ứng với thuốc điều trị), thủ thuật nong mạch hoặc đặt stent sẽ được thực hiện. Đây là kỹ thuật hiện đại giúp tái thông dòng máu, nhằm giảm thiểu triệu chứng cũng như biến cố có thể xảy ra do thiếu máu cơ tim.
Khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số nguy cơ như chảy máu, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng với thuốc cản quang. Ngoài ra, cũng có một tỷ lệ nhất định người bệnh bị tái tắc hẹp mạch vành sau một vài năm nong mạch hoặc đặt stent.
Trong trường hợp mạch vành bị tổn thương quá nặng hoặc quá nhiều nhánh, không thể nong mạch, đặt stent thì phẫu thuật bắc cầu động mạch sẽ được lựa chọn. Các bác sỹ sẽ tách một phần động mạch hoặc tĩnh mạch cẳng tay/chân/ngực của chính cơ thể người bệnh để làm cầu nối, bắc qua vị trí mạch vành bị tắc hẹp.
Thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim hay nhồi máu cơ tim. Vậy nên ngay khi bạn thấy mình có những biểu hiện như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi khi gắng sức,… hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có những hướng điều trị sớm nhất.
DS. Cao Thủy
Nguồn tham khảo: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/myocardial-ischemia/basics/treatment/con-20035096
Tin liên quan
Viết bình luận