Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành mạn – Căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ nhồi máu cơ tim

Ngày đăng: 27 Tháng Năm, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh mạch vành mạn tính thường phát triển trong nhiều thập kỷ mà bạn có thể không nhận thấy bất kì biểu hiện nào cho đến khi cơn đau ngực đầu tiên xảy ra. Mặc dù không phát triển rầm rộ nhưng căn bệnh này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mà bạn không thể lường trước.

Thật may là chỉ với những cách đơn giản trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể điều trị và đẩy lùi các biến chứng của bệnh mạch vành mạn tính. Hãy tìm hiểu ngay để áp dụng trước khi quá muộn!

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành mạn

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh do mảng xơ vữa bám bên trong thành động mạch vành. Chúng được bắt nguồn từ những tổn thương tại thành mạch máu dưới tác động của các yếu tố như tăng huyết áp, tác dụng phụ của thuốc, độc chất từ thuốc lá… Tại đó, cholesterol máu, canxi và bạch cầu trong máu sẽ tập trung và hình thành nên mảng xơ vữa, khiến lòng mạch bị thu hẹp và xơ cứng, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim.

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như co thắt mạch vành, dị tật mạch vành bẩm sinh cũng có thể gây ra bệnh mạch vành mạn tính.

Mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành mạn

Mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành mạn

Triệu chứng bệnh mạch vành mạn là gì?

Cũng giống như bất kỳ cơ quan khác trên cơ thể, tim phải nhận được nguồn cung cấp máu đầy đủ để đảm bảo nhiệm vụ bơm máu của mình. Lưu lượng máu đến tim giảm đáng kể sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh mạch vành mạn như:

– Đau thắt ngực: Cảm giác như tim bị bóp chặt hoặc đau nhói như kim châm. Cơn đau có thể lan ra các vị trí khác như cánh tay, vai, cổ, hàm trái.

– Khó thở, hụt hơi.

– Đổ mồ hôi lạnh.

– Hoa mắt, chóng mặt.

– Buồn nôn, nôn mửa.

Không phải tất cả những người bệnh mạch vành mạn sẽ có triệu chứng giống nhau, thậm chí nhiều người còn không cảm nhận thấy cơn đau thắt ngực, phổ biến nhất là phụ nữ và người mắc bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán bệnh mạch vành mạn tính

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:

– Chụp mạch vành.

– Điện tâm đồ.

– Siêu âm tim.

– Kiểm tra căng thẳng tim.

– Quét hạt nhân phóng xạ.

– Quét MRI.

– Chụp cắt lớp CT mạch vành tim.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành mạn tính

Nếu không được quản lý điều trị chặt chẽ, người bệnh mạch vành mạn tính sẽ đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

– Nhồi máu cơ tim: Khi mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, cơ tim không nhận được máu nuôi dưỡng sẽ chết đi không hồi phục, tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim.

– Suy tim: Tim không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu ngày sẽ bơm máu kém hiệu quả, gây ứ trệ tuần hoàn.

– Rối loạn nhịp tim: 90% người bệnh mạch vành gặp phải các rối loạn nhịp tim, nguy hiểm nhất là nhịp nhanh thất, rung thất, rung nhĩ…

Điều trị bệnh mạch vành mạn

Các loại thuốc điều trị

Mục đích chính của việc dùng thuốc là giảm nhẹ triệu chứng thông qua việc giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến nuôi tim và kiểm soát các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tăng huyết áp, mỡ máu cao, cục máu đông…

– Thuốc chống đông máu: Các loại thuốc thường dùng là aspirin liều thấp, clopidogrel, ticagrelor, rivaroxaban, prasugrel…

– Thuốc hạ mỡ máu: phổ biến nhất là nhóm statin như atorvastatin, rosuvastatin, simvastatin, pravastatin… giúp loại bỏ các thành phần mỡ xấu trong máu như LDL cholesterol, triglycerid tham gia hình thành mảng xơ vữa.

– Thuốc chẹn beta: như atenolol, bisoprolol, metoprolol… được dùng để làm giảm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.

– Thuốc giãn mạch nitrat: có tác dụng thư giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến nuôi tim và làm giảm đau thắt ngực. Các hoạt chất chính trong nhóm là nitroglycerin, glyceryl trinitrate và isosorbide mononitrate được bào chế dưới dạng viên nén, thuốc xịt, miếng dán da.

– Thuốc ức chế men chuyển: như captopril, ramipril, lisinopril… được dùng để hạ huyết áp, giảm bớt áp lực cho tim.

– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin – 2: được dùng để thay thế nhóm ức chế men chuyển trong trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ như ho khan, chóng mặt nghiêm trọng.

– Thuốc chẹn kênh canxi: như amlodipine, verapamil và diltiazem… giúp hạ huyết áp theo cơ chế giãn mạch.

Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành mạn

Y học cổ truyền từ ngàn đời nay cũng lưu truyền rất nhiều các vị thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, ngăn ngừa mảng xơ vữa phát triển; điển hình như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… Để hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành mạn hiệu quả hơn, người bệnh nên sử dụng những thảo dược này song song cùng thuốc tây theo đơn.

Việc hãm sắc dược liệu thủ công ắt hẳn sẽ làm mất nhiều thời gian và dễ gây thất thoát dược chất. Để giải quyết bài toán này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm hỗ trợ dạng viên nén tiện dụng với thành phần là các thảo dược kể trên. Người bệnh có thể dùng kết hợp cùng thuốc để sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Can thiệp ngoại khoa

Nếu các triệu chứng của bạn không thể kiểm soát được bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp can thiệp sau:

Nong mạch, đặt stent

Trong quá trình nong mạch, bác sĩ sẽ dùng một ống thông có gắn bóng nhỏ ở đầu. Khi đến vị trí động mạch bị tắc hẹp, quả bóng sẽ được bơm căng để nén mảng xơ vữa lại. Sau đó, stent (khung kim loại) được đặt ngay tại vị trí vừa nong để giữ cho động mạch luôn mở cố định.

Đặt stent giúp mở rộng lòng mạch vành để máu lưu thông được dễ dàng hơn

Bắc cầu động mạch vành

Phương pháp này được thực hiện ở người bệnh không thể tiến hành đặt stent do mạch vành bị tắc hẹp rải rác ở nhiều đoạn hoặc tắc ở những vị trí hiểm hóc khó can thiệp. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu từ phần khác của cơ thể để làm cầu nối dẫn máu từ động mạch chủ đến khu vực cơ tim bị thiếu máu.

Điều chỉnh lối sống

– Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh mạch vành mạn cần tránh xa thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân, béo phì thì cần lên kế hoạch ăn kiêng để giảm bớt cân nặng, từ đó sẽ làm giảm bớt áp lực cho tim.

– Ăn uống khoa học: Người bệnh cần lưu ý cắt giảm bớt muối, đường, tinh bột đã qua tinh chế (cơm trắng, bánh mì trắng) trong khẩu phần ăn. Đồng thời tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, yến mạch, kiều mạch…).  

– Tăng cường vận động: Tập thể dục vừa giúp bạn giảm cân, vừa nâng cao thể trạng và cũng là một cách để giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Vì vậy, các chuyên gia Tim mạch thường khuyên người bệnh nên dành ít nhất 30 phút ngày cho các bài tập vừa sức, tránh ngồi lâu 1 chỗ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, hãy lạc quan vì bệnh mạch vành mạn hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu áp dụng đúng giải pháp. Nếu có bất kì băn khoăn cần được giải đáp thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: nhs.uk

Viết bình luận

  1. Mạnh Huy :

    Bố tôi năm nay 72 tuổi bị tắc hẹp mạch vành 70% hiện vẫn đang uống thuốc tây định kỳ ở bệnh viện nhưng triệu chứng đau chưa giảm nhiều, xin hỏi có thể dùng thêm thảo dược được không?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Mạnh Huy,
      Hiện tại, với mức độ hẹp mạch vành 70% thì không thể xem nhẹ vì lượng máu đến nuôi tim đã giảm đi đáng kể và nguy cơ biến chứng cũng rất cao. Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bố bạn nên sử dụng thêm một số thảo dược giúp giãn mạch, hoạt huyết, chống xơ vữa và chống đông máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan Sâm, Natto… để cải thiện nhanh tình trạng đau thắt ngực, khó thở, loạn nhịp và phòng ngừa biến chứng suy tim, nhồi máu cơ tim hiệu quả.
      Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bố bạn có thể dùng kết hợp cùng thuốc tây để tăng hiệu quả điều trị cơn đau thắt ngực và phòng ngừa biến chứng.
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bố bạn sức khỏe!