Đặt stent là chỉ định cần thiết khi người bệnh mạch vành sử dụng thuốc không còn hiệu quả. Đối với bệnh nhân lần đầu tiếp xúc với phương pháp điều trị này, thường khó tránh khỏi băn khoăn “Liệu đặt stent có nguy hiểm không?”. Hãy để chuyên gia tim mạch giải đáp thắc mắc này giúp bạn.
Câu hỏi: Tôi năm nay 60 tuổi, bị bệnh mạch vành đã 3 năm nay. Tôi vẫn dùng thuốc thường xuyên nhưng dạo gần đây thấy đau ngực nhiều, đi khám thì bác sỹ nói mạch vành của tôi đã tắc hẹp trên 80%, cần phải đặt stent. Tôi rất lo lắng không biết đặt stent có nguy hiểm không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi.
Mục lục
Nong mạch, đặt stent là giải pháp tối ưu trong cấp cứu nhồi máu cơ tim và tắc hẹp mạch vành nặng trên 70%, dùng thuốc không hiệu quả. Cũng như bất kỳ can thiệp ngoại khoa khác, đặt stent có thể gây ra một số rủi ro mà bạn cần nắm rõ:
Cục máu đông có thể xuất hiện ở khoảng 1 – 2 % bệnh nhân sau đặt stent. Nó có thể gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ như mạch vành gây nhồi máu cơ tim, mạch não gây đột quỵ não, hoặc các mạch ở chi gây hoại tử. Nguy cơ phát triển các cục máu đông cao nhất là trong vài tháng đầu sau đặt stent. Do đó, người bệnh cần duy trì dùng thuốc chống đông trong ít nhất 1 năm sau can thiệp.
Bác sỹ giải đáp thắc mắc “đặt stent có nguy hiểm không?” cho người bệnh trước phẫu thuật
Sự tích tụ collagen trong thành mạch sẽ gây ra tái tắc hẹp ngay tại vị trí đặt stent. Dưới 1% trường hợp bị tái phát sớm, trong khi đó, sự tái phát muộn xảy ra trong khoảng từ 5 – 10% người bệnh đặt stent phủ thuốc.
Nhiễm trùng có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào, kể cả đặt stent. Nếu người bệnh có biểu hiện sốt, đau ngực, sưng tấy, thoát mủ… trong vài tuần đầu sau phẫu thuật, cần được điều trị sớm bởi tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng có thể lên tới 40%.
Các mạch máu và tim có thể bị hư hỏng trong quá trình luồn ống thông đặt stent. Trong một số ít trường hợp, đột tử tim có thể xảy ra trong quá trình đặt stent. Khoảng 10% bệnh nhân có đau ngực trong vòng 48 giờ sau can thiệp, nguyên nhân có thể do vết rách ở thành trong của mạch máu.
Thuốc cản quang được tiêm vào mạch máu trước khi thực hiện đặt stent. Đối với 1 số người có cơ địa nhạy cảm hoặc đang có bệnh thận, cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này để tránh tai biến như phù mạch, mề đay, phù thanh quản và thậm chí là sốc phản vệ gây tử vong.
Người bệnh thường phải được kiểm tra thời gian máu chảy – máu đông và ngưng các thuốc chống đông đang dùng ít nhất 5 ngày trước khi phẫu thuật.
Đa số các rủi ro chỉ xảy ra ở một tỷ lệ nhỏ người bệnh, bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho bạn trước khi đặt stent. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sỹ tất cả về các bệnh lý đang điều trị và các thuốc đang sử dụng.
Đặt stent có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe đúng cách sau can thiệp. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích để phòng tránh những tai biến đo đặt stent qua bài viết: Những lưu ý sau khi đặt stent mạch vành
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau khi đặt stent. Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, chất đường và các đồ ăn mặn; đồng thời không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá để tránh nguy cơ tái phát bệnh.
Đồng thời, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Nattokinase… cũng được coi là một giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ hệ thống mạch vành, phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng cũng như tình trạng tái tắc hẹp sau khi đặt stent rất hiệu quả. Đặc biệt là thảo dược Bồ hoàng, được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi những lợi ích tích cực đối với người bệnh mạch vành, giúp làm giảm cholesterol máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch và chống lại sự xuất hiện của cục máu đông, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim.
Xem thêm:
Thông tin sản phẩm chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn cho người bệnh mạch vành
Bí quyết kéo dài tuổi thọ sau đặt stent mạch vành
Ds. Lương Lê
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận