Bệnh động kinh

8 yếu tố gây tăng cơn co giật, động kinh: Bạn cần biết mà phòng tránh!

Ngày đăng: 5 Tháng Tư, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Động kinh là bệnh lý rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát tốt cơn co giật và có một cuộc sống như bao người bình thường khác. Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ điều trị và hạn chế tối đa 8 yếu tố nguy cơ gây tăng cơn co giật trong bài viết sau.

Điều gì có thể gây tăng cơn co giật, động kinh?

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ gây tăng tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh mà người bệnh cần lưu ý để phòng tránh: 

Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc chống động kinh đột ngột

Với người bệnh động kinh, để kiểm soát tốt cơn co giật thì việc sử dụng thuốc là điều bắt buộc. Bởi vậy, nguyên nhân hàng đầu có thể gây tái phát cơn co giật chính là việc người bệnh bỏ hoặc quên liều thuốc. Do đó, bạn nên uống ngay liều thuốc đã quên khi nhớ ra, nhưng có thể bỏ qua nếu đã gần thời điểm uống liều tiếp theo, để tránh quá liều thuốc.

Không chỉ vậy, việc tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột cũng là yếu tố làm tăng tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật. Bởi vậy người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thường xuyên tái khám để được bác sĩ hiệu chỉnh liều phù hợp.

Bỏ liều hoặc ngưng thuốc đột ngột là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cơn động kinh

Gặp các vấn đề về giấc ngủ

Não bộ là nơi điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ và khi các nơron thần kinh phóng điện quá mức, đột ngột thì cơn co giật sẽ xuất hiện. Bởi vậy mà tất cả những vấn đề bất thường về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ,… đều có thể ảnh hưởng đến não bộ, gây rối loạn tín hiệu điện và tái phát cơn co giật nhiều hơn.

Tâm lý căng thẳng, stress quá mức

Căng thẳng, stress, lo lắng quá mức có thể gây tăng nồng độ một số hormon, ảnh hưởng đến chức năng não bộ và kích thích hệ thần kinh dẫn đến cơn co giật, động kinh. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ và khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn

Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích như cà phê, ma túy, heroin, cocain,… đều có thể kích thích não bộ gây tăng cơn co giật. Bởi vậy, người bệnh động kinh nên ngưng lạm dụng rượu bia, không sử dụng các chất kích thích, thay vào đó, hãy lựa chọn các loại trà có tính dưỡng tâm an thần, cải thiện giấc ngủ tốt hơn như trà tâm sen, trà hoa cúc,…

Nguồn sáng mạnh, ánh sáng nhấp nháy

Một số người bệnh động kinh bị co giật nhiều hơn khi tiếp xúc với các nguồn sáng mạnh (ánh nắng mặt trời, đèn neon,…) hoặc ánh sáng nhấp nháy (đèn chớp của xe cấp cứu, đèn nhấp nháy trên sân khấu, quán bar, trò chơi điện tử,…), tình trạng này được gọi là động kinh quang. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, tần suất hoặc tốc độ của ánh sáng nhấp nháy gây co giật ở mỗi người sẽ khác nhau và thường nằm trong khoảng 5-30Hz/s.

Rối loạn hormon trong cơ thể

Ở phụ nữ, cơn co giật, động kinh có thể xảy ra nhiều hơn trong giai đoạn tuổi dậy thì hoặc tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột nồng độ các hormon estrogen và progesterone kết hợp với cơ địa nhạy cảm ở phụ nữ.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một số loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường hóa học, mì chính, chất phụ gia, chất bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng,… hoặc các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như gluten có trong bánh mì, mì ống, bột ngũ cốc, nước sốt đóng hộp,… có thể kích thích não bộ khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn. Bởi vậy người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể gây tăng cơn co giật, động kinh

Mắc một số bệnh lý khác

Tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, sốt cao khi bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng, xoang,… hoặc mất nước quá nhiều do gặp các vấn đề về tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy,… có thể gây rối loạn chức năng não bộ và kích hoạt cơn co giật, động kinh.

Người bệnh động kinh nên làm gì để ngăn chặn cơn co giật tái phát?

Cách tốt nhất để kiểm soát cơn co giật, động kinh, đó là hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ có thể kích thích gây khởi phát cơn, cụ thể bạn nên:

– Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng bỏ thuốc đột ngột.

– Thực hiện lối sống khoa học bằng cách tạo thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức quá khuya, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất, trong đó chú trọng thực phẩm giàu protein, canxi, hạn chế đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, chất phụ gia, chất bảo quản,…

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia và lạm dụng các chất kích thích (cà phê, heroin, ma túy,…)

– Thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng bạn bè, người thân hoặc làm những điều mình thích để giải tỏa bớt lo âu, căng thẳng trong cuộc sống.

– Trao đổi ngay với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ những vấn đề về tâm lý đang ảnh hưởng đến cơn co giật, động kinh của mình. 

– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ.

– Tránh đến những nơi có các nguồn sáng mạnh, ánh sáng nhấp nháy, nhiều màu sắc nếu bạn bị động kinh quang.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ trị bệnh từ thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương,… nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Bởi những thảo dược này có tác dụng dưỡng tâm an thần, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp ngăn chặn cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, Câu đằng, An tức hương còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn rất tốt.

Người bệnh động kinh nên sử dụng các thảo dược có tính dưỡng tâm an thần

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược hàng đầu giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để tránh tăng cơn?

Cơn co giật, động kinh thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột khiến người bệnh khó có thể lường trước và dễ gặp nhiều rủi ro. Bởi vậy, hiểu rõ những yếu tố có thể kích thích gây tăng cơn co giật chính là “chìa khóa” giúp bạn kiểm soát tốt bệnh động kinh và có một cuộc sống như bao người bình thường khác. Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi điện thoại đến số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/epilepsy/seizure-clusters-20/seizure-clusters-triggers

https://www.epilepsy.com/living-epilepsy/parents-and-caregivers/about-kids/seizure-triggers-children

Viết bình luận