Cơn co giật, động kinh thường xảy ra bất ngờ nên khiến người bệnh dễ gặp tai nạn, nhẹ thì chấn thương tay chân, nặng có thể làm tổn thương não bộ, thậm chí là tử vong. Bởi vậy, bài viết sau sẽ chia sẻ một số mẹo đơn giản giúp bạn phòng tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.
Mục lục
Hãy trao đổi trước với người thân, bạn bè, đồng nghiệp về căn bệnh của mình, hướng dẫn họ cách để giúp bạn vượt qua cơn co giật, bởi bạn sẽ chẳng thể biết nó sẽ xảy ra lúc nào và ở đâu. Đừng ngần ngại, bởi việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bạn khi bất ngờ lên cơn co giật.
Hãy chia sẻ với mọi người về căn bệnh động kinh của mình
Rất khó để đoán trước thời điểm xuất hiện cơn co giật, động kinh, nhưng ít nhất thì bạn cũng nên có những biện pháp để phòng tránh tai nạn ở những nơi bạn thường xuyên sinh hoạt và làm việc, đặc biệt là ngôi nhà của bạn. Cụ thể bạn nên:
– Lắp đặt thảm lót tường, sàn nhà: Bởi khi không may ngã, ngất trong cơn co giật thì những tấm đệm mềm này sẽ giúp bạn “hạ cánh” an toàn hơn. Ở nhà tắm, nhà vệ sinh bạn nên chọn những tấm thảm chống trơn trượt để tránh bị ngã.
– Sắp xếp đồ đạc gọn gàng: Hãy tối thiểu hóa đồ đạc trong nhà và sắp xếp chúng thật ngăn nắp để tránh va chạm khi đột ngột lên cơn co giật.
– Bọc kín các cạnh của mọi đồ vật trong nhà: Dùng xốp hoặc nệm cao su bọc kín các cạnh bàn, cạnh ghế, cạnh giường,… và những vật dụng sắc nhọn để tránh bị tổn thương khi bị co giật.
Điều đầu tiên bạn nên thay đổi đó chính là hãy tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn, bởi nếu cơn co giật bất ngờ xảy ra có thể khiến bạn bị chết đuối. Bạn cũng nên hạn chế tắm ngoài bể bơi, biển, ao, hồ, sông suối,… một mình, hãy rủ thêm bạn bè để được hỗ trợ nếu không may bị co giật khi đang bơi.
Ngoài ra, để dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác, khi ở một mình bạn không nên chốt kín cửa, thay vào đó bạn có thể sử dụng các tấm biển như “xin đừng làm phiền”,… nếu lo sợ bị xâm phạm không gian riêng tư.
Không nên chốt kín cửa khi ở một mình
Người bệnh động kinh nên hạn chế lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài. Tốt nhất, bạn nên di chuyển bằng taxi, xe buýt hoặc xe ôm thì sẽ an toàn hơn. Nếu đi xe đạp, hãy chắc chắn bạn đã đội mũ bảo hiểm và bảo hộ vùng đầu gối, khuỷu tay của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế làm việc với các loại máy móc lớn, cồng kềnh, hãy chọn những loại máy cầm tay, nhỏ, có tính năng tự động ngắt khi buông tay hoặc đặt xuống đất. Những việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa thương tổn có thể xảy ra khi lên cơn co giật.
Bạn chỉ nên lựa chọn những chuyến đi ngắn, được nghỉ ngơi đầy đủ và nên đi cùng bạn bè, người thân để được trợ giúp khi cần thiết, tránh đi một mình với những hành trình dài, tốn nhiều sức lực. Bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ thuốc cho cả chuyến đi, tránh bỏ quên bất cứ liều nào vì điều này có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.
Để kiểm soát cơn co giật tốt nhất, việc sử dụng thuốc tây là điều bắt buộc, nhưng bên cạnh đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh động kinh tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược An tức hương, Câu đằng. Bởi lẽ, những thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng trấn kinh, an thần, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả. Không chỉ vậy, những thảo dược này còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ trí não, thúc đẩy quá trí hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn rất tốt.
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả
Các phương pháp điều trị động kinh phổ biến nhất hiện nay
Đừng để đến lúc gặp cơn co giật mới tìm cách xử trí, ngay lúc này chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong sinh hoạt, lối sống cũng có thể giúp bạn và người thân tránh những tai nạn, chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
DS. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận