Chị Hằng chia sẻ: “Con tôi khi mới lên 3 tuổi, cháu đã khá nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục, nhưng lúc này gia đình tôi nghĩ cháu chỉ hiếu động thôi. Cho đến khi tròn 6 tuổi, cháu trở nên bướng bỉnh hơn, không nghe lời, dễ cáu gắt, hay nổi nóng vô cớ. Tôi rất lo lắng, không biết con mắc chứng tăng động hay chỉ hiếu động đơn thuần thôi? Và có cách nào để phân biệt chính xác không?”
Nếu bạn cũng đang gặp hoàn cảnh như chị Hằng và lo lắng cho tình trạng của con, hãy tìm lời giải đáp chính xác nhất qua chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề tăng động ở trẻ tại bài viết sau.
Mục lục
Nhiều phụ huynh cho rằng “trẻ nghịch ngợm mới thông minh” và trẻ nhỏ mà chỉ ngồi yên một chỗ mới là điều đáng lo ngại. Thực tế thì hiếu động, nghịch ngợm, hay leo trèo, chạy nhảy là bản năng vốn có của trẻ, nhất là trong giai đoạn đang phát triển với mong muốn tìm hiểu, học hỏi mọi thứ xung quanh tăng cao.
Tuy nhiên, nếu trẻ nghịch ngợm đến mức “ngoài tầm kiểm soát” của cha mẹ và cả chính bản thân mình thì có thể do chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ chớ nên chủ quan. Ngay khi thấy con có những biểu hiện bất thường về hành vi, tính cách, dù ở bất cứ giai đoạn nào thì cũng cần sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của trẻ.
Việc phân định rõ ràng giữa tăng động và hiếu động đơn thuần không hề dễ. Tuy nhiên, phụ huynh hoàn toàn có thể đưa ra những nhận định chính xác cho tình trạng của trẻ dựa trên bảng biểu hiện dưới đây:
Bảng phân biệt biểu hiện tăng động và hiếu động đơn thuần
Biểu hiện tăng động giảm chú ý rất có thể nhầm lẫn với sự hiếu động đơn thuần, bởi vậy, để có thể hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và tìm ra được hướng điều trị phù hợp cho con, cha mẹ vui lòng liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.
Tất cả trẻ tăng động giảm chú ý đều nghịch ngợm
Thực tế, tăng động giảm chú ý được chia thành 3 dạng, trong đó với tăng động dạng trội về biểu hiện thiếu tập trung, trẻ dường như không hoặc ít có các biểu hiện nghịch ngợm quá mức mà chủ yếu là sự kém tập trung mới là vấn đề đáng lo ngại gây ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của trẻ.
Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ kém thông minh
Trẻ tăng động không có nghĩa là trẻ kém thông minh, có rất nhiều trẻ có chỉ số IQ cao hơn trẻ bình thường, nhưng do trẻ thường nghịch ngợm, luôn tay, luôn chân và thiếu tập trung nên trẻ khó ghi nhớ đầy đủ bài giảng dẫn đến việc học hành sa sút.
Trẻ tăng động giảm chú ý là trẻ “hư”
Trẻ nghịch ngợm, hiếu động, phá phách không phải vì trẻ hư mà do não bộ của trẻ thường xuyên bị kích thích khiến trẻ có những hành vi bất thường, khó kiểm soát.
Tăng động giảm chú ý chỉ gặp ở bé trai
Thông thường các bé trai có xu hướng gặp hội chứng tăng động giảm chú ý nhiều hơn bé gái nhưng không có nghĩa là chỉ có bé trai mới mắc chứng bệnh này. Trên thực tế, các bé gái vẫn có khả năng mắc chứng bệnh này nhưng biểu hiện thiên về sự mất tập trung, chú ý nhiều hơn.
Tăng động giảm chú ý chỉ gặp ở trẻ nhỏ
Chứng tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ từ 3 – 17 tuổi nhưng vẫn có một tỉ lệ khoảng 5% người trường thành gặp rối loạn này. Đa số họ đều do bệnh khởi phát từ nhỏ nhưng không được điều trị tốt nên kéo dài đến khi trẻ lớn lên.
Dù là tăng động hay hiếu động quá mức, nếu đã ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của trẻ thì cha mẹ nhất định phải lưu tâm và tích cực hỗ trợ giúp con mau chóng cải thiện. Giải pháp ưu tiên hàng đầu hiện nay đó là kết hợp giữa giáo dục hành vi cùng chế độ ăn uống uống sinh hoạt khoa học để giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, tăng khả năng tập trung chú ý tốt hơn.
Ngoài ra, việc tìm đến các sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần tự nhiên như như thảo dược Câu đằng, An tức hương, cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie,… là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Bởi lẽ, những thành phần này có khả năng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giúp giảm biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá, tăng khả năng tập trung chú ý, góp phần cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, trí nhớ và tư duy của trẻ tốt hơn. Mời bậc phụ huynh lắng nghe đánh giá của chuyên gia về những lợi ích của sản phẩm thảo dược trong điều trị tăng động giảm chú ý tại video sau:
Chuyên gia đánh giá vai trò của sản phẩm thảo dược trong trị tăng động ở trẻ
Xem thêm:
Giải pháp thảo dược giúp cải thiện hiệu quả chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Bài test chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý ở trẻ
Mặc dù không dễ để phân biệt chứng tăng động và hiếu động đơn thuần, nhưng nếu cha mẹ theo dõi và quan sát con hằng ngày cũng như áp dụng điều trị đúng cách, kịp thời, chắc chắn hành vi, cảm xúc của trẻ sẽ được kiểm soát tốt.
Ds Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận