Nhiều người thường chỉ nghe đến sốt co giật ở trẻ em mà không biết rằng vẫn có một số người trưởng thành bị sốt cao co giật dẫn đến mê sảng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và công việc. Vậy sốt co giật ở người lớn nguy hiểm như thế nào? Đâu là cách ngăn chặn di chứng tới não bộ? Thông tin chi tiết có ngay tại bài viết này.
Mục lục
Người lớn bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 38°C, sốt cao là khi thân nhiệt bằng hoặc cao hơn 39,4°C. Sốt co giật ở người lớn thường có liên quan đến một số nguyên nhân như sau:
– Bệnh viêm não, viêm màng não
– Chấn thương sọ não
– Nhiễm vi rút (trong bệnh cúm hoặc cảm lạnh)
– Nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng nấm
– Sốc nhiệt, say nắng
– Viêm dạ dày, viêm khớp dạng thấp
– Khối u
– Ngộ độc thực phẩm
– Một số bệnh mạn tính gây sốt cao nghiêm trọng như: bệnh hồng cầu hình liềm, bại não, đa xơ cứng, HIV hoặc AIDS….
Sốt co giật ở người lớn thường do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân
Sốt co giật ở người lớn thường chỉ kéo dài dưới 5 phút với những biểu hiện sau:
– Chân tay trở nên co cứng và bắt đầu co giật
– Mất ý thức và có thể tiểu tiện không kiểm soát
– Sùi bọt mép và mắt trợn ngược
– Sau cơn thường cảm thấy đau đầu, choáng váng, buồn ngủ
Một số người có thể trải qua cơn co giật trên 15 phút và các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện ở một vùng cơ thể nhất định.
Đa phần những cơn sốt lành tính đều có thể tự khỏi sau 1 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu sốt cao kéo dài trên 3 ngày với các triệu chứng ngày càng tồi tệ trở lên tồi tệ thì người bệnh nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế:
– Chóng mặt, đau đầu dữ dội
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Khó thở, phát ban da
– Nôn mửa, sùi bọt mép
– Lú lẫn, mất ý thức
– Phát ban, nổi mề đay
Sốt co giật ở người lớn hoàn toàn không thể chủ quan vì có thể tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
– Tổn thương não bộ: thân nhiệt tăng cao quá mức gây ra sự phóng điện đột ngột, kích thích các noron thần kinh nên khi tái diễn nhiều lần sẽ làm tổn hại đến các tế bào não kèm theo nhiều rối loạn về ngôn ngữ, cảm xúc và giác quan
– Di chứng động kinh: đây là biến chứng nguy hiểm do não bộ bị kích thích quá mức làm khởi phát cơn co giật
– Chấn thương ngoài ý muốn: cơn co giật xảy đến bất ngờ có thể khiến người bệnh té ngã hoặc va đập vào những nơi nguy hiểm như cạnh bàn, mép giường,…
Cảnh giác với di chứng động kinh do sốt co giật ở người lớn
Bạn có thể quan tâm:
Sốt co giật ở trẻ em cũng vô cùng nguy hiểm
Xử trí sốt co giật ở người lớn cũng cấp thiết như ở trẻ em. Ưu tiên hàng đầu là cần hạ sốt kịp thời để tránh hiện tượng sốt cao quá mức gây co giật. Ngoài ra, cần xác định chính xác nguyên nhân gây sốt để điều trị dứt điểm, chống tái phát lại.
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các hướng điều trị khác nhau. Một số trường hợp cụ thể như sau:
– Sốt co giật ở người lớn do nhiễm trùng: thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu
– Sốt co giật ở người lớn do viêm não, viêm màng não: cân nhắc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc diệt ký sinh trùng hoặc Glucocorticoid liều cao
– Sốt co giật ở người lớn có liên quan đến tổn thương não: sử dụng thuốc an thần, thuốc chống co giật. Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật
Bên cạnh thuốc tây điều trị căn nguyên, để phòng ngừa tình trạng sốt co giật ở người lớn, các chuyên gia thần kinh đánh giá cao vai trò của những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có chứa các thành phần với công dụng dưỡng tâm an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh để giảm bớt những kích thích quá mức trong não bộ. Trong đó điển hình là 2 vị thuốc Câu đằng và An tức hương.
Bộ đôi thảo dược điều trị sốt co giật ở người lớn
Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, bộ đôi thảo dược này giúp gia tăng nồng độ GABA (Gaba aminobutyric acid) nhờ đó điều chỉnh điện thế màng tế bào, ngăn chặn sự phóng điện quá mức tới các tế bào thần kinh, giảm tần suất và mức độ cơn sốt co giật, động kinh, đảm bảo an toàn.
Để mang lại hiệu quả tối ưu, hỗ trợ toàn diện cho những trường hợp bị sốt co giật, xu hướng là kết hợp Câu đằng, An tức hương cùng một số dưỡng chất tốt cho não bộ như GABA, Magie, Taurine,… Để an toàn và tiện lợi hơn, nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ được bào chế hiện đại, kết hợp các thành phần đã được chuẩn hóa.
– Duy trì uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày
– Áp dụng một số chế độ ăn kiêng như Ketogenic, Atkins (lowcab)
– Bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, hải sản, tôm, cua, cá
– Tăng cường chất xơ hòa tan có trong các loại trái cây, rau xanh như súp lơ, mồng tơi, hạnh nhân, gạo lứt, bột yến mạch,…
– Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn
– Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, chất phụ gia bảo quản
– Tránh lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá
– Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian quá dài
– Ngủ đủ giấc, tránh những căng thẳng quá mức
– Tập luyện thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…
Sốt co giật ở người lớn hay trẻ em đều cần được điều trị đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ đến tổng đài 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Bạn có thể quan tâm: Sốt co giật đừng chỉ nghĩ là lành tính
Giải pháp thảo dược hỗ trợ động kinh, sốt co giật ở người lớn
Dược sĩ Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: www-mayoclinic-org
Tin liên quan
Viết bình luận