Bệnh động kinh

Sốt cao co giật lành tính: Đừng vội chủ quan kẻo hối chẳng kịp!

Ngày đăng: 4 Tháng Mười Hai, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ và có thể được đánh giá là lành tính, ít để lại hậu quả lâu dài nếu mới chỉ xảy ra vài ba lần. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan, bởi nếu để tình trạng này tái phát nhiều lần, trẻ có nguy cơ gặp di chứng động kinh rất khó kiểm soát, thậm chí gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ.

Sốt cao co giật lành tính là gì?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài như virus, vi khuẩn,… Tuy nhiên, với trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi, não bộ trẻ chưa phát triển toàn diện nên rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Nhiệt độ quá cao (≥39 độ C) hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh đều có thể kích thích não bộ, dẫn đến các cơn co giật chân tay, hoặc toàn thân, kèm theo đó là tình trạng mất ý thức, sùi bọt mép, trợn mắt, tiểu tiện không tự chủ,…

Mặc dù cơn co giật xuất hiện ở trẻ sẽ khiến nhiều phụ huynh lo lắng, sợ hãi nhưng nếu nó chỉ mới xảy ra vài lần (< 3 lần), kéo dài từ vài giây đến dưới 5 phút, không tái phát trong 24 giờ thì có thể đánh giá là sốt cao co giật lành tình. Tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ.

Sốt cao co giật lành tính thường không để lại hậu quả lâu dài cho trẻ

Khi nào sốt cao co giật sẽ là nguy hiểm?

Đa phần các trường hợp trẻ sốt cao co giật đều không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu cha mẹ không biết cách sơ cứu, trẻ có thể bị trầy xước da, gãy chân, tay,… thậm chí tổn thương não bộ nếu bị ngã, ngất ở những nơi nguy hiểm như cầu thang, cạnh giường,…

Không chỉ vậy, nếu để sốt cao co giật tái phát nhiều lần, trở thành phản xạ tự nhiên khiến trẻ co giật ngay cả khi không bị sốt, lâu dài có thể tiến triển thành di chứng động kinh. Tỉ lệ này được thống kê lên tới 1.5 – 2% và tăng lên gấp 2 lần nếu cơn co giật đầu tiên xảy ra trước 18 tháng tuổi, kéo dài trên 5 phút, lặp lại trên 2 lần trong 24h hoặc tiền sử gia đình có người thân từng bị sốt cao co giật, động kinh. Bản chất của cơn co giật là do sự phóng điện đột ngột của các nơron thần kinh, do vậy khi tái diễn nhiều lần, nó có thể gây hại tới các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, ngôn ngữ và có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, nhiều trẻ sốt cao co giật khi lớn lên mắc kèm các rối loạn thần kinh khác như chứng rối loạn tic, tăng động giảm chú ý,… khiến trẻ có nhiều hành vi bất thường. Và việc xuất hiện một cơn co giật có thể ám ảnh và gây tâm lý lo lắng, sợ hãi, khiến trẻ tự ti trước mọi người.

Bởi vậy, cha mẹ cần nắm chắc những kiến thức về việc sơ cứu, chăm sóc và phòng ngừa cơn sốt cao co giật để giúp trẻ ngăn chặn cơn tái phát nhiều lần, hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau.

Sốt cao co giật nếu tái diễn nhiều lần có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi con bị sốt cao co giật

Khi trẻ bắt đầu co giật, cha mẹ không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh thực hiện sơ cứu cho con theo các bước sau:

– Không nên di chuyển trẻ mà để trẻ ở yên một chỗ, trừ khi con bạn bị co giật ở khu vực nguy hiểm như cạnh giường, mép ghế,…

– Loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn có thể gây chấn thương cho trẻ.

– Nới lỏng cổ áo, để đầu trẻ thẳng, không gập cổ nhằm giúp trẻ dễ thở hơn.

– Xoay người trẻ sang một bên để dịch nôn trớ, nước bọt chảy ra ngoài.

– Không giữ chặt tay chân mà để trẻ cử động tự do, việc kìm chế có thể khiến trẻ bị gãy xương hoặc trật khớp.

– Không nên đặt bất cứ vật gì cứng vào miệng trẻ bởi nó có thể khiến trẻ bị tổn thương nướu lợi, cơ hàm, gãy răng.

Cách phòng ngừa sốt cao co giật và hạn chế di chứng động kinh

Mặc dù sốt cao co giật lành tính nhưng nếu chủ quan không phòng ngừa từ sớm, trẻ vẫn có nguy cơ gặp di chứng động kinh rất nguy hiểm, do vậy các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc thật tốt mỗi khi con sốt, cụ thể:

– Ngay khi thấy con chớm sốt (37.7 – 38.2 độ C), có thể sử dụng thuốc hạ sốt, tránh để trẻ sốt cao quá gây cơn co giật.

– Tích cực bổ sung nước, điện giải bằng oresol theo hướng dẫn và khuyến khích trẻ uống nước ép, sinh tố hoa quả để tăng cường sức đề kháng, mau chóng hồi phục.

– Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng trán, bẹn, nách, lưng,… để cơ thể trẻ nhanh thoát nhiệt.

– Bổ sung dinh dưỡng với những thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp gà, cá, chim, bò,… cùng rau xanh.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia khuyến khích các bậc phụ huynh tham khảo cho con sử dụng kết hợp cùng các sản phẩm thảo dược từ Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật do sốt, hạn chế di chứng động kinh hiệu quả.

Kết hợp cùng sản phẩm thảo dược giúp trẻ kiểm soát cơn sốt cao co giật hiệu quả

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp ngăn chặn cơn sốt cao co giật và hạn chế di chứng động kinh

Chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc về sốt cao co giật ở trẻ

Ngay khi con có những cơn co giật dù được đánh giá là lành tính, cha mẹ cũng nên có những giải pháp phòng ngừa từ sớm để ngăn chặn cơn tái phát và hạn chế di chứng động kinh hiệu quả. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách chăm sóc cho trẻ, vui lòng gọi điện đến số 024.3775.9051 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận