Bệnh mạch vành

Bệnh cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 17 Tháng Tám, 2018
5/5 - (8 bình chọn)

Bệnh cao huyết áp hẳn không phải cụm từ quá xa lạ tuy nhiên hầu như bệnh chỉ được tình cờ phát hiện khi đi sức khỏe định kì hoặc xảy ra các biến cố nguy hiểm như tai biến, đột quỵ… Bởi vậy, nếu bạn từng có chỉ số huyết áp tăng cao, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn “tất tần tật” mọi thứ cần biết về căn bệnh này.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạnh khi lưu chuyển trong hệ thống tuần hoàn, huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và sức cản ngoại vi. Khi áp lực này luôn cao hơn mức bình thường thì gọi là bệnh cao huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, huyết áp bình thường và an toàn cho mọi người là ở mức 120/80 mmHg. Tuy nhiên tùy theo độ tuổi huyết áp sẽ thay đổi theo bảng số dưới đây:

Tuổi

Huyết áp thấp

Huyết áp bình thường

Huyết áp cao

1 – 12 tháng

75/50

90/60

100/75

1 – 5 tuổi

80/55

95/65

110/79

6 – 13 tuổi

90/60

105/70

115/80

14 – 19 tuổi

105/73

117/77

120/81

20 – 24 tuổi

108/75

120/79

132/83

25 – 29 tuổi

109/76

121/80

133/84

30 – 34 tuổi

110/77

122/81

134/85

35 – 39 tuổi

111/77

123/82

135/86

40 – 44 tuổi

112/79

125/83

137/87

45 – 49 tuổi

115/80

127/84

139/88

50 – 54 tuổi

116/81

129/85

142/89

55 – 59 tuổi

118/82

131/86

144/90

60 – 64 tuổi

121/83

134/67

147/91

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát:

Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn là loại tăng huyết áp phổ biến nhất cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, loại này phát triển theo thời gian. Một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến dạng bệnh này như:

– Tuổi tác: Tuổi càng cao, thành động mạch càng kém đàn hồi, dày và cứng hơn dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Phụ nữ trên 60 tuổi nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

– Di truyền giữa những người thân trong cùng một gia đình.

Bệnh cao huyết áp nguyên phát phổ biến nhất chiếm đến 95%

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát thường là hậu quả của một số bệnh lý hoặc do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo, cụ thể:

– Bệnh thận: suy thận, u thận, tắc nghẽn mạch máu vùng thận…

– Chứng ngưng thở khi đi ngủ.

– Có dị tật tim bẩm sinh.

– Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân…

– Rối loạn hormone ở tuyến thượng thận.

– Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thói quen ăn mặn…

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp nói chung thường diễn biến âm thầm, nhiều người không gặp bất kì triệu chứng nào và chỉ thực sự trầm trọng sau nhiều năm tiến triển. Các triệu chứng của tăng huyết áp nặng có thể gặp:

– Cảm giác nhức đầu, bốc hỏa, choáng váng, hoa mắt…

– Một số triệu chứng dữ dội hơn gặp phải như: đau tim, đánh trống ngực, mặt đỏ bừng, buồn nôn, nôn…

– Bất thường về thị giác: nổi các mạch máu trong mắt, mờ mắt…

– Chảy máu mũi, tê bì hoặc ngứa ở các chi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc về những triệu chứng mà bạn đang gặp phải hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?

Huyết áp tăng cao lâu ngày có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:

Suy tim.

– Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim.

– Nhồi máu cơ tim.

– Chứng phình động mạch.

– Suy thận.

– Các bệnh lý về mắt khiến mờ mắt và nặng hơn là mất thị lực.

Bệnh cao huyết áp có thể gây mờ mắt

Điều trị bệnh cao huyết áp

Chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống sinh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với người bệnh cao huyết áp như sau:

– Áp dụng chế độ ăn DASH cụ thể như sau: thêm nhiều phần rau và trái cây vào bữa ăn, sử dụng ít các loại thực phẩm chứa ít chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa (đồ chiên, rán,…), ăn ít hơn 170 gram thịt, tăng cường sử dụng các loại hạt (đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan…); ăn nhạt và nên sử dụng < 6g muối mỗi ngày.

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

– Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày: tùy theo thể trạng của từng người có thể chọn các bài tập khác nhau từ nhẹ đến nặng như: đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội, nhảy dây, chạy,… Luyện tập thể dục mỗi ngày giúp điều hòa lượng cholesterol máu, kìm hãm xơ vữa động mạch, tăng tính đàn hồi của mạch máu.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đánh giá cao khả năng hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp từ thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… Những hoạt chất sinh học này có tác dụng giãn mạch, hạ áp, tăng cường khả năng lưu thông máu trong tuần hoàn, bên cạnh đó còn giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông từ đó giúp giảm sức cản ngoại vi, điều chỉnh ổn định huyết áp ở mức an toàn.

Xem thêm: Sản phẩm chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan Sâm… tốt cho tim mạch

Sử dụng một số loại thuốc hạ áp

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh cao huyết áp như:

– Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Các thuốc này sẽ làm ức chế men chuyển angiotensin gây ra hiện tượng giãn mạch dẫn đến hạ áp cho người bệnh. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ là làm tăng kali máu, ho khan. Một số loại thuốc thuộc nhóm này như: captoprol, enalapril, benazepril…

– Nhóm thuốc chẹn beta: Cơ chế của thuốc nhóm này là ức chế beta – giao cảm ở tim, mạch ngoại vi do đó làm chậm nhịp tim và hạ áp. Thuốc không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử hen xuyễn, suy tim, nhịp tim chậm… Các thuốc thuộc nhóm này gồm: propranolon, metoprolol, atenolol…

– Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Thuốc sẽ ức chế ion calci đi vào các tế bào cơ trơn của mạch máu nhằm làm giãn mạch và hạ áp, bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng điều trị đau thắt ngực. Tuy nhiên nó có thể gây tác dụng là phù ngoại vi, phù phổi… Một số thuốc thường được dùng như: nifedipin, amlodipin, nicardipin…

– Nhóm thuốc lợi tiểu: Thuốc làm giảm sự ứ đọng nước trong cơ thể do đó làm giảm sức cản ngoại vi và hạ áp. Một số thuốc lợi tiểu như: furosemid, hydroclorothiazid, amilorid…

– Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: Nhóm thuốc này có tác dụng hạ áp tương đương với các nhóm trên, tác dụng phụ có thể gặp như chóng mặt, tiêu chảy. Các thuốc thường được sử dụng như: losartan, irbesartan, valsartan…

Thông qua nội dung bài viết chúng tôi hi vọng có thể cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về bệnh cao huyết áp từ đó có những biện pháp phòng ngừa trước khi quá muộn.

Ds. Văn Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/150109.php

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension#causes

Viết bình luận