Trước những năm 1960, xơ vữa mạch máu não được coi là nguyên nhân chủ yếu của chứng mất trí nhớ tuổi già. Tuy nhiên, hệ lụy từ bệnh lý này không chỉ dừng lại ở đó, xơ vữa động mạch não còn là thủ phạm của nhiều ca tử vong đột ngột do biến chứng đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách dự phòng rủi ro từ xơ vữa mạch máu não qua bài viết này.
Mục lục
Xơ vữa mạch máu não là tình trạng sự dày lên và xơ cứng của thành động mạch não, kết quả là lòng mạch bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng não bộ. Nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa động mạch não cũng tương tự như xơ vữa động mạch vành ở tim, chúng được bắt đầu từ những tổn thương tại lớp lót bên trong thành mạch máu. Sau đó, các thành phần trong máu như cholesterol, bạch cầu, canxi… sẽ tích tụ tại vị trí tổn thương, kích hoạt phản ứng viêm và hình thành nên mảng xơ vữa động mạch lớn dần theo thời gian, gây chít hẹp lòng mạch.
Hình ảnh mảng xơ vữa mạch máu não
Nếu có càng nhiều yếu tố dưới đây thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch não của bạn càng cao. Các yếu tố đó là:
– Huyết áp cao
– Hút thuốc lá
– Bệnh tiểu đường
– Người bị béo phì
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm.
– Lười tập thể dục, ít vận động.
– Chế độ ăn uống nhiều chất béo, đường… gây dư thừa năng lượng.
– Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp…
Xơ vữa mạch máu não mức độ nhẹ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc biểu hiện rất nhẹ nên dễ bị bỏ qua. Nếu mạch não tắc hẹp nặng, đủ để gây ra cơn thiếu máu não thoáng qua thì người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
– Đau đầu, chóng mặt.
– Mất thăng bằng.
– Nhìn mờ ở một hoặc ở cả 2 mắt.
– Rối loạn ngôn ngữ: cảm thấy khó nói, viết, đọc…
– Đột nhiên thấy tê, yếu ở một bên cơ thể, chẳng hạn như chân tay yếu, tê liệt một bên mặt..
Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa mạch máu não. Có 2 dạng đột quỵ não đó là:
– Đột quỵ thể nhồi máu: Mảng xơ vữa quá dày hoặc cục máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch não, có thể gây chết một vùng não bộ nếu không nhận được đủ máu nuôi dưỡng trong thời gian dài.
– Đột quỵ thể xuất huyết: Mạch máu não bị xơ vữa rải rác nên độ dày cứng của thành mạch không đồng đều, những đoạn thành mạch mỏng yếu có thể hình thành phình mạch rất dễ bị nứt vỡ, gây ra xuất huyết não. Đột quỵ thể xuất huyết thường để lại di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao hơn so với đột quỵ thể nhồi máu.
Xuất huyết não – biến chứng nguy hiểm của xơ vữa mạch máu não
Kể cả khi người bệnh đã may mắn sống sót sau cơn đột quỵ thì di chứng để lại cũng rất nặng nề, chẳng hạn như liệt nửa người, liệt mặt, khó nói, khó vận động tay chân, rối loạn tâm trí… làm mất khả năng lao động và cản trở sinh hoạt của người bệnh.
Một biến chứng khác có thể gặp phải ở người bị xơ vữa mạch máu não đó là mất trí nhớ. Đây cũng là một thể đột quỵ nhẹ nhưng không gây tổn thương não bộ. Chứng mất trí nhớ còn gây ra những thay đổi tính cách ở người già như khóc lóc, thờ ơ, hoang mang… không rõ nguyên nhân.
Mục tiêu điều trị bệnh xơ vữa động mạch não là kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa phát triển và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh. Để đạt được mục tiêu này, bác sỹ sẽ áp dụng một số phương pháp như:
Một số loại thuốc thường dùng cho người bệnh xơ vữa mạch máu não là:
– Thuốc hạ mỡ máu: Giúp làm giảm các chỉ số mỡ xấu trong máu như LDL – cholesterol, triglycerid… và tăng chỉ số mỡ tốt như HDL – cholesterol. Nhóm statin là thuốc được kê đơn phổ biến nhất, các đại diện tiêu biểu trong nhóm thuốc này là simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin…
– Thuốc chống đông: để dự phòng cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch não.
– Thuốc làm tan cục máu đông: dùng trong xử trí cấp cứu khi người bệnh bị đột quỵ não thể nhồi máu.
– Thuốc hạ áp: giúp giảm bớt áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch máu não. Các nhóm thuốc hạ áp thường dùng là thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta giao cảm…
– Thuốc hạ đường huyết: chỉ dùng cho người bệnh xơ vữa mạch máu não có mắc kèm tiểu đường.
Ngoài các thuốc kê đơn, người bệnh nên kết hợp sử dụng cùng những sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối và ngăn xơ vữa động mạch tiến triển để sớm đạt được mục tiêu điều trị.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khó học đóng vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa xơ vữa động mạch não tiến triển. Do đó, người bệnh cần thực hiện theo những lưu ý sau:
– Ăn uống lành mạnh:
+ Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại như mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… thay vào đó nên sử dụng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng…
+ Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.
+ Ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần để bổ sung chất béo omega 3 tốt cho tim mạch.
+ Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, nước trà đặc…
– Luyện tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội… tùy theo sở thích và khả năng của mình. Vận động thường xuyên giúp đốt cháy năng lượng dư thừa, ổn định huyết áp và mỡ máu.
– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa môi trường phải hít khói thuốc thụ động.
– Khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.
Nếu người bệnh xuất hiện phình mạch, bác sỹ sẽ xem xét phương án đặt stent để chuyển hướng dòng chảy của máu, giảm lưu lượng máu đi vào túi phình. Sau một khoảng thời gian từ vài tháng đến 1 năm, huyết khối sẽ được hình thành tại túi phình một cách tự nhiên, nhờ đó mà sẽ tránh được nguy cơ vỡ phình mạch gây xuất huyết.
Xơ vữa mạch máu não hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh tuân thủ điều trị đúng cách và lựa chọn bổ sung những sản phẩm hỗ trợ phù hợp ngay từ khi mới phát hiện bệnh. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải bệnh lý này và cần được tư vấn giải đáp thêm, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
Thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa mạch máu não
Xơ vữa động mạch là gì? – Từ nguồn gốc đến những hệ quả nghiêm trọng
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.britannica.com/science/arteriosclerosis
https://www.ninds.nih.gov/Disorders/All-Disorders/Cerebral-Arteriosclerosis-Information-Page
Tin liên quan
Viết bình luận