Vôi hóa mạch vành có liên quan chặt chẽ đến xơ vữa động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim trong tương lai. Việc phát hiện vôi hóa sẽ giúp các bác sĩ dự đoán độc lập các biến cố tim mạch, giúp phân loại bệnh nhân chính xác hơn để quyết định phác đồ điều trị tốt nhất cho từng người bệnh.
Mục lục
Vôi hóa mạch vành là tình trạng canxi tích tụ trong thành động mạch vành, khiến cho động mạch trở xơ cứng và kém đàn hồi. Sự hiện diện của vôi hóa mạch vành có thể là một dấu hiệu ban đầu của bệnh mạch vành.
Vôi hóa mạch vành có thể là dấu hiệu ban đầu của xơ vữa mạch vành
Mặc dù bản thân vôi hóa động mạch vành không gây ra triệu chứng lâm sàng cụ thể, nhưng khi mạch vành bị vôi hóa nặng kết hợp với xơ vữa gây tắc nghẽn đủ để làm giảm đáng kể lượng máu lưu thông đến nuôi tim, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng tương tự như bệnh mạch vành, chẳng hạn như:
– Đau thắt ngực; đau lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng…
– Khó thở
– Mệt mỏi
– Tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp.
– Chóng mặt, choáng váng.
– Đổ mồ hôi.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT): là xét nghiệm không xâm lấn có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phát hiện canxi và định lượng độ vôi hóa mạch vành.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Với phương pháp này, người bệnh sẽ được xác định vôi hóa mạch vành mà không cần tiếp xúc với tia xạ.
– Chụp mạch vành: là xét nghiệm xâm lấn để chẩn đoán vôi hóa mạch vành.
– Siêu âm nội mạch (IVUS): Phương pháp này sử dụng đầu dò siêu âm gắn với ống thông để luồn vào trong động mạch vành, từ đó giúp chẩn đoán chính xác sự có mặt của vôi hóa mạch vành.
Dựa trên số điểm vôi hóa mạch vành, bác sĩ sẽ phân loại mức bệnh theo thang điểm như sau:
Số điểm vôi hóa |
Mức độ vôi hóa |
Tương quan tỷ lệ tử vong và nhồi máu cơ tim hằng năm |
1 – 99 điểm |
Vôi hóa nhẹ |
< 1% |
100 – 399 điểm |
Vôi hóa trung bình |
1% – 3% |
≥ 400 điểm |
Vôi hóa nặng |
> 3% |
Bảng phân loại mức độ vôi hóa mạch vành theo số điểm vôi hóa
Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của vôi hóa mạch vành còn được đánh giá dựa trên vị trí của điểm vôi hóa. Nếu vôi hóa xuất hiện ở thân chung động mạch vành trái và gần đoạn gốc của động mạch vành sẽ nguy hiểm hơn vôi hóa tại đoạn giữa và đoạn xa.
Nhiều điểm vôi hóa tập trung thường đi đôi với mảng xơ vữa làm hẹp động mạch vành đáng kể, gây nguy hiểm hơn so với một mảng vôi hóa lớn.
Tỷ lệ vôi hóa mạch vành sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính, đa số các trường hợp vôi hóa xảy ra ở ≥ 90% nam giới và ≥ 67% phụ nữ trên 70 tuổi.
Ngoài ra, những người bị hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu, tăng canxi huyết, hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận mãn tính và gia tăng nồng độ protein phản ứng C trong máu cũng sẽ có nguy cơ cao bị vôi hóa động mạch vành.
Mức độ vôi hóa mạch vành tương quan chặt chẽ với tình trạng xơ vữa mạch máu. Các vi vôi hóa trong bao xơ có thể thúc đẩy làm nứt vỡ mảng xơ vữa động mạch, gây ra huyết khối làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Vỡ mảng xơ vữa và xuất huyết tái phát có thể dẫn đến sự phát triển của các tổn thương xơ hóa tắc nghẽn, thường thấy ở những người bị đau thắt ngực ổn định và đột tử.
Một số loại thuốc có thể giúp ngăn chặn vôi hóa mạch vành tiến triển, chẳng hạn như:
– Nifedipine: giúp giảm sự tiến triển của vôi hóa sau 3 năm ở bệnh nhân tăng huyết áp.
– Estrogen: giúp làm giảm vôi hóa ở phụ nữ.
– Statin: được dùng chủ yếu để giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
– B6/ axit folic/ L-arginine, chiết xuất tỏi già/vitamin B12: giúp làm giảm vôi hóa mạch vành đáng kể sau 1 năm sử dụng.
– Sevelamer: là thuốc điều trị tăng phosphat máu đã được chứng minh có tác dụng làm giảm sự tiến triển vôi hóa ở người phải chạy thận nhân tạo.
Bên cạnh các thuốc điều trị theo đơn, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm một số thảo dược giúp kiểm soát xơ vữa động mạch và ngăn vôi hóa tiến triển như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra, Hoàng bá…
Hiện nay các thảo dược này đã có mặt trong các thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch dạng viên nén tiện dụng, người bệnh có thể bổ sung thêm để tăng hiệu quả điều trị vôi hóa mạch vành.
Các phương pháp can thiệp để điều trị vôi hóa mạch vành cũng tương tự như điều trị xơ vữa mạch vành:
– Nong mạch và đặt stent: Sự xuất hiện của vôi hóa sẽ khiến việc can thiệp trở nên khó khăn hơn, dễ gây ra các biến chứng sau nong mạch như bóc tách động mạch, huyết khối gây nhồi máu cơ tim; stent không giãn nở, giãn nở không đồng đều hoặc bị vỡ vụn cũng đã tìm thấy ở những người bị vôi hóa mạch vành nặng.
– Mổ bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh làm cầu nối dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu, bỏ qua đoạn mạch bị vôi hóa.
– Loại bỏ mảng vôi hóa: Bác sĩ sẽ luồn ống thông có gắn lưỡi dao, đầu khoan hoặc thiết bị phát tia laser theo đường mạch máu đến vị trí vôi hóa để mài mòn, cắt bỏ mảng vôi hóa trong lòng mạch. Phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như rách, thủng động mạch, xuất huyết…
Vôi hóa mạch vành cũng có thể được điều trị bằng cách nong mạch, đặt stent
Sự phát triển của vôi hóa mạch vành sẽ phụ thuộc vào lối sống của bạn. Vì vậy để hỗ trợ điều trị vôi hóa, bạn cần:
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Canxi lắng đọng trong động mạch không liên quan đến chế độ ăn nhiều canxi, vì vậy bạn không cần phải kiêng thực phẩm giàu canxi, chỉ cần chú ý ăn giảm muối, đường; hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ… Ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám…
– Tránh xa chất kích thích: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu, cà phê, nước trà đặc…
– Luyện tập thể dục thường xuyên: Bạn nên lựa chọn những bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ, đạp xe… và duy trì luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Hạn chế căng thẳng: Để giải tỏa lo âu, căng thẳng bạn có thể tham gia các hoạt động giải trí, nghe nhạc, thiền tịnh, trò chuyện cùng người thân…
Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về vôi hóa mạch vành và giải pháp để ngăn chặn bệnh tiến triển. Hãy duy trì thói quen sống khoa học ngay từ hôm nay để vôi hóa mạch vành không còn là mối đe dọa cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Xem thêm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá
Bệnh mạch vành nên ăn gì, uống gì? – 15 thực phẩm tốt nhất cho bạn
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov
Tin liên quan
Điền 09:13:42 : 23/12/2022
người bị hẹp mạch vành 40% bị vôi hóa đang dùng thuốc viện Tim nhưng vẫn hay đau tức ngực, đặc biệt khi leo cầu thang thì giờ phẫu thuật có tốt hơn không thưa bs?
trungmyjsc.com.vn 11:56:54 : 23/12/2022
Chào bạn Điền,
Đặt stent là phương pháp phẫu thuật khá hiệu quả được chỉ định khi mức độ hẹp mạch vành từ 70% trở lên nhằm nong rộng lòng động mạch, giúp máu đến nuôi cơ tim tốt hơn. Với mức độ vôi hóa hẹp 40% như của bạn nếu vẫn đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc thì chưa cần thiết phải đặt stent sớm.
Trước mắt để kiểm soát tốt bệnh, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống trong khoảng 3 – 6 tháng để hỗ trợ giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi… và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng tim mạch khác.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, bạn cũng nên chú ý:
– Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá biển…
– Ăn nhạt hơn, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, đường, muối như nội tạng động vật, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt…
– Không sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga…
– Duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày, với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, thiền…
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, làm việc quá sức
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số: 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn sức khỏe!