Bệnh tiết niệu

Tiểu buốt ở nữ giới có nguy hiểm không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị

Ngày đăng: 21 Tháng Chín, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Tiểu buốt thường là “dấu hiệu chỉ điểm” trong nhiều bệnh lý tiết niệu và có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó tỷ lệ ở nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới. Vậy nguyên nhân chứng tiểu buốt ở nữ giới là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp chi tiết ngay tại đây.

9 nguyên nhân phổ biến gây tiểu buốt ở nữ giới

Nhiễm trùng đường tiểu (Viêm tiết niệu)

Viêm tiết niệu là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tiểu đau, tiểu buốt ở cả nam và nữ. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây tổn thương ở nhiều cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo khiến việc đi tiểu rất khó chịu. Một số triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm tiết niệu bao gồm:

– Tiểu rắt, mót tiểu khẩn cấp, đi tiểu rất nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít

– Cảm giác tiểu nóng rát, châm chích như có kim châm

– Đau tức vùng bụng dưới hoặc hai bên hố thắt lưng (nếu có dấu hiệu viêm thận)

– Nước tiểu có màu sắc bất thường, đục hoặc có váng kèm theo mùi hôi khó chịu

– Mệt mỏi, buồn nôn, sốt

Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo đều có thể cản trở dòng chảy nước tiểu gây tiểu buốt, bí tiểu. Nếu sỏi thận kích thước lớn, tích tụ quá lâu thì dễ gây viêm tiết niệu, tắc nghẽn đường tiểu,… dẫn đến đau quặn thận, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu đục,…

Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu là nguyên nhân thường gặp gây tiểu buốt ở nữ giới

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Các bệnh nhiễm trùng sinh dục như bệnh lậu, bệnh giang mai, nhiễm nấm chlamydia, bệnh herpes sinh dục,… có thể lây lan đến các cơ quan trong hệ tiết niệu với dấu hiệu tiểu buốt đặc trưng. Ngoài ra, còn xuất hiện các mụn nước phồng rộp, kích ứng âm đạo.  

Xem thêm:

Bệnh sỏi tiết niệu – Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Bệnh viêm bàng quang kẽ

Bệnh lý này hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng thường gây đau bàng quang từ 6 tuần trở lên nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng cơ bản. Ngoài biểu hiện tiểu buốt, các chị em thường gặp phải một số triệu chứng:

– Bàng quang căng tức do tăng áp lực

– Đau ở âm đạo, đau khi quan hệ tình dục

– Lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ són được vài giọt

Bệnh ung thư bàng quang

Các khối u trong bàng quang là nguyên nhân gây nên những rối loạn tiểu tiện. Tuy nhiên, tiểu buốt thường không phải là dấu hiệu đầu tiên mà là biểu hiện tiểu ra máu, nước tiểu hồng. Các triệu chứng mắc kèm bao gồm:

– Tình trạng bí tiểu, nước tiểu yếu

– Sưng phù chân

– Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gầy sút nhanh

– Dấu hiệu đau nhức xương khớp

Bệnh u nang buồng trứng

Khối u phát triển trong buồng trứng có thể gây chèn ép bàng quang khiến việc đi tiểu rất khó khăn. U nang có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng với các triệu chứng:

– Tiểu đau buốt

– Chảy máu âm đạo

– Đau, khó chịu vùng xương chậu, lưng dưới và rất khó làm rỗng bàng quang hoàn toàn

– Cảm giác căng tức ngực

Bệnh u nang buồng trứng gây tiểu buốt ở nữ giới

Kích ứng với hóa chất

Chứng tiểu buốt ở nữ giới có thể ảnh hưởng từ việc sử dụng những hóa chất hàng ngày như xà phòng, chất diệt tinh trùng, dung dịch thụt rửa, chất bôi trơn âm đạo,… kèm theo dấu hiệu vùng da quanh bộ phận sinh dục – hậu môn bị kích ứng, sưng tấy.

Do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc tây

Một số loại thuốc tây như thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc chống ung thư,… khi dùng dài ngày có thể gây tác dụng phụ, trong đó có tình trạng viêm bàng quang

Bệnh nhiễm trùng/kích ứng âm đạo

Nguyên nhân chính là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm men trong đường tiết niệu. Ngoài biểu hiện đi tiểu đau buốt, chị em thường bị kích ứng, chảy máu âm đạo, tăng tiết dịch âm đạo, đau buốt mỗi lần quan hệ.

Xác định đúng nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới là rất cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cần giải đáp các vấn đề liên quan, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn chi tiết.

Tại sao chứng tiểu buốt ở nữ giới phổ biến hơn ở nam giới?

Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp phải tình trạng tiểu đau, tiểu buốt nhưng thường phổ biến hơn ở nữ giới là do khác biệt về giải phẫu và ảnh hưởng từ một số yếu tố trong sinh hoạt. Niệu đạo nữ ngắn lại nằm ngay sát âm đạo và hậu môn nên đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm. Ngoài ra, những ảnh hưởng từ chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, các bệnh lý phụ khoa,… cũng làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý tiết niệu – sinh dục gây tiểu rắt, tiểu buốt ở nữ giới.

Tiểu buốt ở nữ giới có nguy hiểm không?

Tiểu buốt ở nữ giới thường là cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu là do các bệnh phổ biến như sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, viêm bàng quang thì nguy cơ gặp biến chứng xấu như suy giảm chức năng thận, nhiễm khuẩn huyết, biến chứng thai kỳ,… là rất cao.

Do đó, khi xuất hiện những biểu hiện này, bạn nên đi khám sớm tại các chuyên khoa thận – tiết niệu và thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

– Tổng phân tích nước tiểu, soi nước tiểu dưới kính hiển vi

– Xét nghiệm công thức máu

– Siêu âm ổ bụng, bàng quang

Lưu ý rằng, người bệnh không tự ý mua thuốc tây khi chưa có chẩn đoán chính xác để tránh gặp phải những tác dụng phụ do thuốc hoặc tình trạng nhờn thuốc về sau.

Thăm khám sớm phát hiện nguyên nhân tiểu buốt ở nữ giới

Cách chữa tiểu buốt ở nữ giới do bệnh sỏi và viêm tiết niệu

Sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu là những nguyên nhân thường gặp nhất gây chứng tiểu buốt ở nữ giới. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị các bệnh lý này:

– Bệnh sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo: một số nhóm thuốc giúp cải thiện triệu chứng như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ trơn,…

– Bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu): điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm để ngăn ngừa vi khuẩn bùng phát

Sử dụng thuốc tây theo giai đoạn cấp tính của bệnh là cần thiết nhưng dễ gặp phải tác dụng phụ nếu dùng quá lâu. Do vậy, các chuyên gia vẫn thường khuyên người bệnh nên dùng kết hợp với thảo dược Đông y để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đào thải sỏi, chống viêm bền vững, tránh tái phát.

Nhiều nghiên cứu dược học cho thấy, bộ 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho những người bị sỏi và viêm tiết niệu bởi những lợi ích nổi bật sau:

– Lợi tiểu giúp tăng đào thải sỏi và “rửa trôi” vi khuẩn ra khỏi đường tiểu

– Kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh sỏi mới trong đường tiết niệu

– Giảm đau, giãn cơ trơn, cải thiện tình trạng phù nề đường tiểu

– Kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, kiểm soát tốt tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu

Hiện nay, việc sử dụng những viên uống thảo dược được bào chế hiện đại là lựa chọn an toàn để phát huy tối đa hiệu quả bài sỏi, giảm viêm thay vì chỉ đun sắc thuốc thủ công như trước.

Kết hợp chữa sỏi và viêm tiết niệu bằng viên uống thảo dược

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược 7 thành phần giúp hỗ trợ bài sỏi, giảm viêm hiệu quả

Lời khuyên hữu ích giúp chị em đối phó với chứng tiểu buốt

Tiểu buốt dù là do bất kỳ nguyên nhân nào, các chị em đều cần thăm khám sớm, điều trị tích cực kết hợp với một lối sống khoa học để giúp cải thiện bệnh tốt hơn. Dưới đây là những lời khuyên hàng đầu:

– Vệ sinh đúng thao tác, đặc biệt là khu vực hậu môn – sinh dục, chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

– Sinh hoạt tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, sử dụng đúng biện pháp tránh thai

– Không nên nhịn tiểu, cố gắng tiểu hết một lần để làm rỗng bàng quang hoàn toàn

– Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín gây kích ứng

– Tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện sức bền cơ bàng quang

– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Hạn chế những đồ ăn quá mặn hoặc chứa nhiều dầu mỡ chế biến sẵn

– Không ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng gây kích thích bàng quang

– Uống đủ nước, tối thiểu 8 – 12 cốc nước (tương đương 1.5 – 2 lít nước/ngày)

– Tăng cường rau xanh, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày

– Bổ sung lợi khuẩn từ các loại thực phẩm như nấm sữa, sữa chua, phô mai,…

Chữa tiểu buốt ở nữ giới đúng cách sẽ giúp bạn tránh khỏi những khó chịu không đáng có. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về những nguyên nhân này và chủ động phòng ngừa tại nhà.

Xem thêm:

Bệnh viêm đường tiết niệu và những thông tin cần hiểu rõ

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323105bvds

https://www.webmd.com/women/dysuria-causes-symptomsvsd

Viết bình luận