Bệnh tiết niệu

Biến chứng sỏi niệu quản – Chủ quan sẽ gây nguy hiểm

Ngày đăng: 16 Tháng Mười, 2023
Rate this post

Sỏi niệu quản thường có kích thước khá nhỏ nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho khổ chủ với những cơn đau quặn thận đặc trưng cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt triền miên. Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều biến chứng sỏi niệu quản nghiêm trọng.

Cảnh giác với 4 biến chứng sỏi niệu quản thường gặp

Thận ứ nước, tắc nghẽn đường tiểu

Niệu quản là đường ống duy nhất dẫn nước tiểu từ trên thận xuống đến bàng quang nên nếu có viên sỏi ở đây sẽ làm cản trở lưu thông nước tiểu, gây ra tình trạng thận ứ nước với các cấp độ khác nhau. Trường hợp viên sỏi kích thước lớn có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu, lâu dần khiến thận phình to, ứ nước độ nặng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ hủy hoại tế bào thận, làm suy giảm chức năng thận.

Giãn đài bể thận

Đây là biến chứng sỏi niệu quản phổ biến. Tình trạng ứ nước lâu ngày khiến vách thận không còn khả năng co giãn đàn hồi. Giãn đài bể thận từ độ 3 trở lên được coi là nghiêm trọng và cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để tránh vỡ thận.

Viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Có khoảng 80 – 90% người bệnh gặp biến chứng sỏi niệu quản này. Nguyên nhân là do viên sỏi có cạnh sắc nhọn di chuyển cọ xát làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Đây là điều kiện cho nhiều chủng vi khuẩn phát triển gây viêm. Dấu hiệu nhận biết sỏi đã gây biến chứng nhiễm trùng bao gồm:

– Tiểu đau buốt, nóng rát, cảm giác như có kim châm

– Nước tiểu đục, có thể có màu vàng nhạt hoặc màu hồng đỏ như nước rửa thịt

– Buồn nôn, sốt cao ớn lạnh

Hẹp niệu quản

Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do viên sỏi gây tổn thương ống niệu quản để lại sẹo, lâu dần khiến cho đường kính ống niệu quản bị thu hẹp, cản trở sự lưu thông đường tiểu gây ra hiện tượng bí tiểu, tiểu khó.

Suy thận cấp hoặc mạn tính

Đây là biến chứng sỏi niệu quản nguy hiểm. Trường hợp sỏi gây tắc nghẽn hoàn toàn đường tiết niệu có thể dẫn đến vô niệu (người bệnh không thể đi tiểu) hoặc tình trạng viêm, nhiễm trùng kéo dài gây ra hậu quả là suy thận cấp hoặc mạn tính. Dấu hiệu cảnh báo sỏi niệu quản gây suy thận gồm:

– Nôn mửa, đau chướng bụng

– Tiểu ít hoặc vô niệu

– Mệt mỏi, chán ăn, sưng phù các chi, hốc mắt trũng

Như vậy, sỏi niệu quản dù cho kích thước nhỏ nhưng nếu chủ quan lơ là không điều trị có thể gia tăng nhanh chóng về kích thước, khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hại.

 

4 biến chứng sỏi niệu quản cần cảnh giác

4 biến chứng sỏi niệu quản cần cảnh giác

Sỏi niệu quản khi nào cần phẫu thuật?

Đứng trước những biến chứng sỏi niệu quản này, nhiều người thường băn khoăn liệu rằng có nên đi phẫu thuật để nhanh chóng loại sỏi không? Thực tế, không phải cứ bị sỏi niệu quản là cần phẫu thuật ngay mà cần đánh giá dựa trên tình trạng sỏi thực tế và sức khỏe của người bệnh.

Việc phẫu thuật mổ hay tán sỏi niệu quản chỉ ưu tiên thực hiện trong những trường hợp sau:

– Sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu, đã điều trị bằng thuốc 2 tuần nhưng không có tiến triển

– Viên sỏi kích thước trên 15mm không có khả năng đào thải tự nhiên

– Viên sỏi có nguy cơ gây suy giảm chức năng thận cần nhanh chóng loại bỏ để lưu thông đường tiểu

Các phương pháp phẫu thuật sỏi có ưu điểm là loại bỏ sỏi nhanh nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro biến chứng như:

 – Đau, kéo dài sau mổ, suy giảm chất lượng cuộc sống

– Thiết bị tán sỏi gây trầy xước, tổn thương niệu quản và một số cơ quan lân cận như niệu đạo, bàng quang, gan, thận

– Sót lại cặn sỏi, vụn sỏi làm tăng nguy cơ tái phát sỏi

– Chảy máu, nhiễm trùng đườngg tiểu sau phẫu thuật

Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu với tất cả các trường hợp sỏi niệu quản chính là điều trị bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ để loại bỏ sỏi theo cách tự nhiên, bảo vệ chức năng tiết niệu.

Điều trị sỏi niệu quản bằng thảo dược – Hướng đi tiềm năng và an toàn

Loại bỏ sỏi tự nhiên không đau, đẩy lùi biến chứng sỏi niệu quản là mong muốn của bất kỳ ai khi bị sỏi niệu quản. Trong đó, việc chữa sỏi niệu quản bằng thảo dược tự nhiên là phương pháp tiềm năng được nhiều chuyên gia tiết niệu đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

Trong kho tàng thảo dược y học cổ truyền phong phú, PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) và PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103) đánh giá cao lợi ích từ 7 vị thảo dược gồm:

Kim tiền thảo: Theo nghiên cứu tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản), hoạt chất Desmodium styracifolium-triterpenoid (Dst) trong Kim tiền thảo giúp lợi tiểu, tăng rõ rệt lưu lượng nước tiểu, nhờ đó giúp bào mòn sỏi theo cách tự nhiên “nước chảy đá mòn”

– Râu mèo: Có chứa acid rosmarinic ngoài tác dụng lợi tiểu bào mòn sỏi còn giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa

– Râu ngô: Là vị thuốc nam chữa sỏi quen thuộc có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và bảo vệ tế bào thận trước các độc tính xâm hại

– Hoàng bá và Bán biên liên: Có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn tự nhiên như berberin, palmatin, lobelanidine, lobeline đồng thời giúp giãn cơ trơn niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi để viên sỏi dễ dàng di chuyển không gây trầy xước, tổn thương đường tiểu

– Nhọ nồi: Là vị thuốc giúp cầm máu tự nhiên, cải thiện các triệu chứng tiểu ra máu, tiểu buốt do sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu

– Xa tiền tử: Đại học Kebangsaan Malaysia: Nghiên cứu tại Đại học Kebangsaan Malaysia chỉ ra rằng, Xa tiền tử giúp giảm cả số lượng và kích thước sỏi, hiệu quả với nhiều loại sỏi bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Giải pháp thảo dược dành cho người bị sỏi tiết niệu

Giải pháp thảo dược dành cho người bị sỏi tiết niệu

Kết hợp 7 vị thuốc này với liều lượng phù hợp, đúng tiêu chuẩn sẽ là bài thuốc lý tưởng giúp nhanh chóng loại bỏ sỏi, phòng ngừa biến chứng sỏi niệu quản với nhiều công dụng nổi bật bao gồm:

– Giúp lợi tiểu, tăng cường lưu lượng nước tiểu để bào mòn, giảm dần kích thước sỏi

– Giảm đau, cải thiện các triệu chứng đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt

– Giãn cơ trơn đường tiểu, giúp sỏi dễ dàng di chuyển không gây trầy xước, chảy máu

– Kháng khuẩn, chống viêm nhiễm khuẩn tiết niệu do sỏi

Hiện nay, để thay thế cho việc đun sắc thuốc thủ công, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu, bào chế thành công dạng viên uống thảo dược tiện dụng và an toàn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye (Tpbvsk) được sản xuất tại Nhà máy công nghệ cao IMC, tại Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.

Với những thành phần ưu việt này, Tpbvsk Stonebye giúp hỗ trợ tăng đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu, hỗ trợ giảm nguy cơ sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) và giảm các triệu chứng viêm tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu.

Bạn có thể quan tâm:

Công thức 7 thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu

Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa biến chứng sỏi niệu quản

Song song với việc điều trị tích cực, bạn nên duy trì lối sống sinh hoạt khoa học theo những hướng dẫn sau:

– Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, dấu hiệu nhận biết đã uống đủ nước là nước tiểu có màu vàng nhạt và trong

– Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi giàu chất xơ và vitamin

– Hạn chế ăn mặn, lượng muối tối đa không quá 2,3g/ngày

– Cắt giảm lượng đạm động vật, tránh sử dụng quá nhiều các loại thịt đỏ, nội tạng động vật

– Hạn chế rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu một tư thế

– Định kỳ kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng sỏi

Điều trị sỏi niệu quản một cách tích cực là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa các biến chứng sỏi niệu quản. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ tới tổng đài 0972.032.029 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: webmd.com, ncbi.nlm.nih.gov

Viết bình luận