Bệnh tiết niệu

Sỏi niệu quản – Bỏ túi ngay những thông tin bệnh quan trọng nhất!

Ngày đăng: 16 Tháng Tư, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

Với đường kính chỉ từ 2 – 4 mm, đây cũng là lý do vì sao sỏi niệu quản lại chiếm tới 28% số trường hợp sỏi tiết niệu, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Do vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng và chữa bệnh kịp thời, là chìa khóa giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc sỏi niệu quản.

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản là những khối rắn nằm trong lòng niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh tạo thành. Thực tế, đa số các trường hợp bị sỏi niệu quản là do sỏi thận di chuyển xuống và mắc kẹt tại đó, còn một số ít là sỏi hình thành tại túi thừa niệu quản.  

Những dấu hiệu nhận biết của sỏi niệu quản cần lưu tâm

Sỏi niệu quản kích thước nhỏ có thể tự đi qua đường tiết niệu mà không gây ra bất kỳ biểu hiện nào. Nhưng với sỏi lớn, sỏi có góc cạnh sắc nhọn khi di chuyển từ thận xuống bàng quang sẽ làm trầy xước lòng niệu quản hoặc cản trở, tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu, đặc trưng với những triệu chứng như:

– Cơn đau quặn thận: Đau dữ dội vùng mạn sườn – thắt lưng rồi lan dần xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục. Cơn đau thường xuất hiện sau vận động gắng sức, ngắt quãng theo từng cơn và có thể kéo dài đến hàng giờ.

Đau quặn thận là dấu hiệu sỏi niệu quản điển hình nhất

– Tiểu rắt, bí tiểu: Thường xuyên cảm thấy mót tiểu, tăng tần suất đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.

– Tiểu buốt, tiểu rát: Cảm giác đau đớn mỗi lần đi tiểu do sỏi cọ xát vào niệu quản.

– Tiểu ra máu: Nước tiểu có màu hồng, nâu nhạt hoặc đỏ do niệu quản bị tổn thương.

– Nước tiểu đục, có mùi hôi, sốt cao, buồn nôn, nôn, ớn lạnh: Đây là dấu hiệu cho thấy sỏi niệu quản đã gây biến chứng nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của sỏi niệu quản

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên theo các nhà khoa học, quá trình hình thành sỏi niệu quản được tạo thuận lợi bởi 3 điều kiện quan trọng sau:

– Nước tiểu dư thừa các khoáng chất như canxi, oxalat, acid uric, cystein… trong khi thiếu hụt những chất ngăn cản sự kết dính của tinh thể sỏi.

– Giảm thể tích nước tiểu.

– Nước tiểu bị axit hóa.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận, sỏi niệu quản như:

– Tiền sử gia đình có người thân bị sỏi tiết niệu.

– Thiếu nước: Không uống đủ nước, sống ở vùng khí hậu nóng bức, người bị đổ nhiều mồ hôi gây mất nước.

– Chế độ ăn không khoa học, ăn nhiều protein, natri (muối) và đường.

– Bệnh đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và nước tại ruột như viêm ruột, tiêu chảy mạn tính, phẫu thuật cắt dạ dày…

– Thừa cân, béo phì.

– Tác dụng phụ của thuốc.

– Bệnh lý khác: Nhiễm toan ống thận, cystein niệu, cường tuyến cận giáp, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh chuyển hóa…

Sỏi niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi niệu quản tăng nhanh về số lượng, kích thước, nằm lâu tại niệu quản không thể tự đào thải ra khỏi cơ thể có thể dẫn đến:

– Thận ứ nước, giãn đài bể thận: Sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn tiểu, nước tiểu tích tụ trong thận và niệu quản khiến vách thận, đài bể thận giãn to gây ra cơn đau quặn thận.

– Viêm bể thận, thận ứ mủ, nhiễm trùng thận, suy thận: Thận ứ nước mạn tính, vi khuẩn, độc tố, các tế bào viêm tích tụ gây viêm, nhiễm trùng và phá hủy dần các tiểu đơn vị thận dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cuối cùng là suy thận.

– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sỏi tắc nghẽn hoặc sỏi cọ xát làm tổn thương niệu quản và các vị trí khác trên đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn.

Sỏi niệu quản gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Cách chẩn đoán sỏi niệu quản

Bên cạnh triệu chứng bệnh khi thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán chính xác sỏi niệu quản, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như:

– Chụp X – quang, chụp CT, siêu âm ổ bụng: Xác định vị trí, số lượng, kích thước sỏi.

– Xét nghiệm máu, nước tiểu: Định lượng nồng độ các khoáng chất nhằm xác định nguyên nhân gây sỏi, đánh giá chức năng thận hoặc kiểm tra dấu vết xuất hiện của các tế bào máu, vi khuẩn trong nước tiểu.

Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay

Điều trị sỏi niệu quản tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân gây ra. Mục tiêu chính là giảm triệu chứng, sớm bài sỏi và tránh ảnh hưởng lên hệ thống thận – tiết niệu.

Điều trị nội khoa bằng Đông – Tây y:

Điều trị nội khoa là giải pháp được ưu tiên lựa chọn đối với sỏi niệu quản nhỏ dưới 10mm, nhằm thúc đẩy sỏi tự đào thải theo nước tiểu, tránh phải phẫu thuật. 

Thuốc tây y:

– Thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol, naproxen, các opioid… khi người bệnh đau nhiều.

– Thuốc giãn cơ trơn niệu quản như thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn canxi để giảm co thắt niệu quản, giúp tống sỏi dễ dàng hơn.

– Thuốc chống viêm, kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu.

Thảo dược tự nhiên trị sỏi niệu quản an toàn, hiệu quả:

Từ xưa y học cổ truyền đã chú trọng và đánh giá rất cao tác dụng trị sỏi đường tiết niệu của một số loại thảo dược dân gian như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Mã đề, Cỏ nhọ nồi, Bán liên liên, Hoàng bá. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… đã giúp sáng tỏ vai trò của những thảo dược này đó chính là khả năng tác động toàn diện lên mọi giai đoạn của quá trình phát triển sỏi, bao gồm:

– Lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để đào thải cặn lắng trên đường tiết niệu, bào mòn làm giảm kích thước sỏi giúp tống sỏi nhanh hơn.

– Giảm nồng độ chất khoáng tạo sỏi, kiềm hóa nước tiểu để ngăn sỏi mới hình thành và tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật.

– Giãn cơ trơn niệu quản, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, nhờ đó cải thiện các triệu chứng đau thắt lưng, tiểu rắt, tiểu buốt, ngăn ngừa biến chứng viêm tiết niệu do sỏi.

Chính vì vậy, các chuyên gia tiết niệu khuyến cáo ngay khi phát hiện sỏi niệu quản kích thước nhỏ, người bệnh cần kiên trì điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ đồng thời kết hợp sử dụng những sản phẩm có công thức phối hợp 7 vị thảo dược trên mỗi ngày nhằm sớm bài xuất sỏi, bảo vệ chức năng thận tiết niệu.

Xem thêm: Giải pháp tự nhiên từ 7 vị thảo dược dành cho người bị sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu

Điều trị sỏi niệu quản hiệu quả bằng Đông – Tây y kết hợp

Điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật:

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định trong những trường hợp sau:

– Sỏi niệu quản kích thước quá lớn không có khả năng tự đào thải bằng điều trị nội khoa.

– Sỏi niệu quản tích tụ nhiều hoặc sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu gây nhiễm trùng tiết niệu, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Hiện nay có 4 phương pháp thường được áp dụng, bao gồm:

– Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng sóng siêu âm tần số cao tác động từ bên ngoài cơ thể để làm vỡ viên sỏi, các mảnh vỡ sẽ tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Thích hợp với sỏi nằm ở 1/3 niệu quản trên, đường kính dưới 5mm.

– Nội soi tán sỏi ngược dòng: Một ống nội soi nhỏ được luồn từ niệu đạo lên bàng quang tới niệu quản, sỏi sau đó bị phá vỡ bằng năng lượng sóng siêu âm, laser hoặc thiết bị cơ học.

– Nội soi tán sỏi qua da: Bác sĩ tiến hành rạch một vết nhỏ ở vùng lưng nhằm đưa ống nội soi vào niệu quản, tán vỡ viên sỏi và hút bỏ chúng ra ngoài.

– Mổ hở lấy sỏi: Được lựa chọn khi không thể sử dụng được các kỹ thuật nêu trên do thời gian hồi phục lâu và nguy cơ biến chứng cao hơn.

Với mỗi phương pháp phẫu thuật sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên biến chứng phổ biến nhất sau can thiệp là chảy máu, nhiễm trùng. Đó là chưa kể những trường hợp bị sót sỏi san mổ/ tán sỏi, bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật nhiều lần hoặc dùng thuốc điều trị nội khoa tích cực để nhanh đào thải ra ngoài, tránh tái phát.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho người bị sỏi niệu quản:

– Uống nhiều nước tối thiểu 2 lít nước/ngày đến khi nước tiểu trong có màu vàng nhạt.

– Giảm lượng muối ăn không quá 2.3 g muối/ngày (tương đương khoảng 1 thìa cà phê).

– Hạn chế đạm động vật tối đa 150 g thịt mỗi ngày.

– Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là những loại giàu acid citric như cam, chanh, quýt, bưởi, xoài, dứa…

– Cân bằng hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat trong mỗi bữa ăn, không nên ăn quá dư thừa mỗi loại để tránh sỏi canxi oxalat hình thành.

– Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga…và các chất kích thích khác.

– Đi tiểu ngay khi buồn tiểu, không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một chỗ.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, lên kế hoạch giảm cân khoa học nếu bị thừa cân, béo phì.

– Vận động thể chất thường xuyên như đi bộ, đạp xe, chạy, bơi… để tránh nước tiểu bị ứ đọng.

Nếu phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn sớm, sỏi niệu quản ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm. Do vậy, đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe, hãy chủ động thăm khám thường xuyên để kịp thời có hướng khắc phục bệnh hiệu quả.

Nếu cần thêm thông tin gì, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.

Ds. Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epainassist.com/pelvic-pain/urethra/ureter-stones

https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Ureter-Stones.aspx

Viết bình luận