Bệnh tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh tây y hay kháng sinh tự nhiên?

Ngày đăng: 4 Tháng Tám, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Với bệnh viêm tiết niệu, thuốc kháng sinh tây y thường là lựa chọn đầu tay giúp tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, hiện nay kết hợp dùng kháng sinh tự nhiên từ thảo dược cũng cho thấy những kết quả rất tiềm năng. Vậy dùng kháng sinh cần lưu ý gì, kết hợp ra sao để an toàn và hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

Tại sao chữa viêm đường tiết niệu cần dùng kháng sinh?

Căn nguyên chính gây viêm tiết niệu ở cả nam và nữ là do nhiễm khuẩn nên thuốc kháng sinh được coi là lựa chọn đầu tay nhất là trong những đợt viêm cấp. Các thuốc này có khả năng diệt khuẩn, ngăn chặn sự bùng phát của vi khuẩn gây viêm. Kháng sinh tân dược là những hóa chất tổng hợp nên hiệu lực mạnh, tác dụng nhanh, giúp giảm triệu chứng viêm rõ rệt sau một vài ngày dùng thuốc nên thường được ưu tiên dùng trong những đợt viêm cấp. Tùy từng mức độ viêm, thời gian dùng thuốc ở mỗi người thường khác nhau nhưng tối thiểu từ 3 – 5 ngày.

Thuốc kháng sinh tây y và những lưu ý khi dùng

Thuốc kháng sinh dù có nhiều lợi điểm nhưng không phải là vô hại bởi nếu dùng dài ngày hoặc lạm dụng thuốc vẫn tiềm ẩn một số tác hại đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh:

Vi khuẩn kháng kháng sinh

Tình trạng này có liên quan trực tiếp đến thói quen dùng thuốc. Nếu bỏ dở thuốc giữa chừng hoặc tự ý kết hợp nhiều thuốc với nhau sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn dần thích nghi và kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Lúc này, người bệnh thường cần thực hiện liệu pháp kháng sinh đồ để định danh chủng vi khuẩn gây viêm.

Chữa viêm đường tiết niệu cần đề phòng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc

Tác dụng phụ do thuốc

Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

– Tình trạng mệt mỏi, nóng trong dẫn đến tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa,…

– Rối loạn tiêu hóa, kích ứng dạ dày: dùng kháng sinh dài ngày gián tiếp ảnh hưởng đến những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…

– Bội nhiễm nấm âm đạo: ở phụ nữ do niệu đạo nằm sát âm đạo nên nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo, tăng nguy cơ viêm, nhiễm nấm

Do đó, để thuốc kháng sinh không trở thành “con dao hai lưỡi” bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

– Dùng thuốc theo đúng chỉ định: cần dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc theo đơn cũ hoặc mua theo người khác

– Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn vì thuốc không có tác dụng với các bệnh do virus

– Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian: bạn nên hoàn thành liệu trình thuốc kháng sinh, không bỏ dở giữa chừng dù cho triệu chứng viêm có thể được cải thiện nhanh sau một vài ngày

– Chỉ kết hợp dùng kháng sinh khi thật cần thiết vì dùng nhiều thuốc đồng nghĩa nguy cơ tác dụng phụ sẽ tăng lên

Bệnh viêm đường tiết niệu gây nên muôn vàn khó chịu nên rất cần điều trị sớm và chủ động phòng ngừa tái phát. Chữa viêm đường tiết niệu sẽ hiệu quả hơn nếu biết cách kết hợp đông – tây y. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029.  

Kết hợp dùng kháng sinh thảo dược – Giải pháp tiềm năng khi chữa viêm tiết niệu

Trong đợt viêm cấp tính, thường ưu tiên dùng thuốc kháng sinh tây y. Tuy nhiên, về lâu dài để kiểm soát tốt tình trạng viêm, tránh dùng quá nhiều loại thuốc tây và ngăn ngừa tái phát, chuyên gia thường khuyên nên kết hợp dùng những thảo dược có chứa kháng sinh tự nhiên.

Phương pháp này thường rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ hoặc tạo thêm áp lực tới chức năng gan thận nếu dùng dài ngày. Ngoài ra, hiệu lực của kháng sinh tự nhiên không thua kém nhiều so với kháng sinh tây y trong khi hiệu quả duy trì bền vững ngay cả khi đã ngưng sử dụng. Đây cũng là một giải pháp an toàn đối với những người bị viêm mạn tính hoặc thường xuyên tái phát viêm đã dùng nhiều thuốc tây nhưng cải thiện chậm.

Trong Đông y, Hoàng bá là vị thuốc quý dùng chữa viêm tiết niệu rất được ưa chuộng. Qua nhiều nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc, Đài Loan, thảo dược này chứa 2 alcaloid là Berberin và Palmatin có hiệu lực kháng khuẩn, chống viêm mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm như E.coli, tụ cầu, liên cầu,… Ngoài ra, Hoàng bá giúp giãn cơ trơn tiết niệu, giảm tình trạng co thắt, sưng phù đường tiểu.

Để cải thiện tốt tình trạng viêm, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp Hoàng bá cùng 6 vị thuốc khác gồm: Bán biên liên, Nhọ nồi, Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Râu mèo, Râu ngô. Bài thuốc này tác động trực tiếp đến căn nguyên gây viêm, vừa kháng khuẩn, chống viêm, vừa chống sưng phù nề đường tiểu. Ngoài ra, Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp nhanh đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu.

Hiện nay, thay vì chỉ dùng dược liệu thô, các chuyên gia khuyên người bệnh nên lựa chọn những viên uống được bào chế hiện đại chứa trọn bộ những thành phần này để an toàn và tiện dụng hơn.

Viên uống thảo dược chứa Hoàng bá giúp giảm viêm tiết niệu

 

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp giảm tiểu buốt, tiểu rắt do viêm hiệu quả

Những lời khuyên hàng đầu khi chữa viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu muốn hiệu quả, tránh tái phát, ngoài tuân thủ điều trị cần duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học theo những hướng dẫn sau:

– Uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả như cam, chanh, bưởi, quýt,…

– Tăng cường chất xơ từ rau màu xanh lá, trái cây,…

– Bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm như sữa chua, nấm sữa, phô mai,…

– Ăn nhạt hơn, lượng muối tối đa không quá 2,3g/ngày

– Tránh các chất kích thích từ rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn, chứa nhiều muối, đường và chất béo chế biến nhiều lần

– Cắt giảm lượng đạm từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,…

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh

– Không nên nhịn tiểu, tập thói quen đi tiểu ngay khi có nhu cầu

– Tập thể thao thường xuyên để giúp tăng cường sức khỏe

Chữa viêm đường tiết niệu bằng cả đông và tây y là giải pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, bạn đừng quên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để phòng ngừa các bệnh lý về đường tiết niệu.

Xem thêm:

Bệnh viêm đường tiết niệu và tổng hợp thông tin từ A – Z

Viêm đường tiết niệu và những lưu ý trong sinh hoạt

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

 

 

Viết bình luận