Bệnh tiết niệu

Bệnh sỏi thận có chữa được không? – Giải pháp trị an toàn, bền vững

Ngày đăng: 17 Tháng Năm, 2019
5/5 - (7 bình chọn)

Theo thống kê sỏi thận là loại sỏi tiết niệu phổ biến nhất, ước tính 10 – 12% dân số thế giới mắc bệnh và tỷ lệ sỏi tái phát sau can thiệp có thể lên đến 50% kèm theo nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, “bệnh sỏi thận có chữa được không, hướng điều trị nào an toàn, hiệu quả lâu bền?” là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết, chính xác trong bài viết sau.

Bệnh sỏi thận có chữa được không?

Sỏi thận là những tinh thể cứng hình thành tại thận do sự lắng đọng, kết tinh của các chất khoáng dư thừa trong nước tiểu. Tùy theo thời gian, vị trí, mức độ lắng đọng mà kích thước sỏi sẽ to nhỏ khác nhau, và đến một giai đoạn nhất định có thể gây ra triệu chứng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Thực tế, sỏi thận hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách. Với những sỏi kích thước nhỏ, nếu xuất hiện ở vị trí dễ di chuyển có thể tự đào thải theo nước tiểu mà ít khi gây ra vấn đề gì. Còn trong trường hợp sỏi lớn thường cần điều trị nội khoa hoặc can thiệp mổ/tán sỏi thích hợp để tăng bào mòn và tống sỏi nhanh hơn, tránh biến chứng.

Vấn đề quan trọng là người bệnh cần chủ động phòng sỏi tái phát, bởi ước tính có đến 50% số trường hợp dù đã loại bỏ sỏi khỏi cơ thể nhưng một thời gian ngắn sau lại hình thành sỏi thận mới. Có nhiều nguyên nhân góp phần thúc đẩy sỏi thận tái phát mà người bệnh cần lưu tâm chú ý để ngăn ngừa như chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học (uống ít nước, ăn nhiều đạm động vật, ít chất xơ, lười vận động, thường xuyên nhịn tiểu hoặc ngồi một chỗ lâu…), nhiễm trùng tiết niệu, tác dụng phụ của thuốc… hoặc do cơ địa, di truyền.

Sỏi thận có thể chữa khỏi được nhưng tỷ lệ tái phát cao

Cách nhận biết sớm dấu hiệu sỏi thận để trị kịp thời

Phát hiện và điều trị sỏi thận từ sớm đóng vai trò then chốt giúp hạn chế tối đa biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận – tiết niệu. Dù trong giai đoạn đầu sỏi thận ít khi gây ra triệu chứng, tuy nhiên nếu chú tâm người bệnh vẫn có thể nhận thấy một số dấu hiệu bệnh rất đặc trưng dưới đây để kịp thời tới gặp bác sĩ:

– Đau vùng thắt lưng – mạn sườn: Đau xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ, thường bắt đầu ở vùng thắt lưng một hoặc hai bên, sau đó lan xuống bụng dưới, háng, bẹn và bộ phận sinh dục ngoài.

– Tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là về đêm nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít.

– Cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

– Nước tiểu có màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu nhạt do lẫn máu.

– Buồn nôn, nôn.

– Trong trường hợp có nhiễm trùng tiết niệu, nước tiểu đục, có mủ trắng hoặc mùi hôi kèm theo sốt, ớn lạnh…

Giải pháp phòng ngừa và điều trị sỏi thận hiệu quả, tránh tái phát

Hiện nay tùy kích thước, số lượng, vị trí sỏi và chức năng thận mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị khác nhau, bao gồm:

Sử dụng thuốc tây:

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ trơn, thuốc điều chỉnh nồng độ khoáng chất trong nước tiểu… Ưu điểm chung của thuốc tây là giúp giảm nhanh triệu chứng đau, khó chịu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ khi dùng dài ngày.

Thuốc tây điều trị sỏi thận có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Can thiệp phẫu thuật loại bỏ sỏi thận:

Đây được xem là giải pháp cấp bách với những sỏi thận kích thước quá lớn, không thể tự đào thải bằng điều trị nội khoa hoặc sỏi tại các vị trí chít hẹp trên đường niệu, nguy cơ cao gây biến chứng thận ứ nước, giãn đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu, suy thận…, khi đó một số can thiệp ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi ngược dòng, mổ hở lấy sỏi sẽ được cân nhắc thực hiện.

Thảo dược hỗ trợ trị sỏi:

Thực tế việc dùng thuốc tây hay phẫu thuật chỉ là giải pháp tạm thời bởi nguy cơ tác dụng phụ hay biến chứng sau mổ, hơn nữa không loại bỏ được căn nguyên gây sỏi nên tỷ lệ tái phát cao. Chính vì vậy, hướng tới mục tiêu điều trị sỏi thận an toàn, hiệu quả bền vững, các chuyên gia Tiết niệu khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng một số loại thảo dược, tiêu biểu như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên, bởi chúng có khả năng tác động tới phần “gốc” của bệnh để ngăn ngừa sỏi thận rất tốt.

Nhiều bằng chứng khoa học hiện đại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã chứng minh được rằng, các thảo dược này có tác dụng lợi tiểu mạnh, tăng quá trình bài tiết nước tiểu để nhanh bào mòn giảm kích thước sỏi, thúc đẩy đào thải sỏi ra ngoài, đồng thời kiềm hóa nước tiểu, tăng nồng độ citrat chống kết tinh sỏi tự nhiên, từ đó hòa tan và ức chế sỏi mới hình thành. Bởi vậy, người bệnh sỏi thận hoặc có nguy cơ sỏi tái phát nên sớm lựa chọn các chế phẩm có chứa 7 thảo dược trên để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.  

Xem thêm: Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả

Chữa sỏi thận an toàn, hiệu quả lâu bền bằng thảo dược tự nhiên

Lời khuyên về lối sống dành cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn, uống sinh hoạt được đánh giá là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và phòng ngừa sỏi tái phát. Do vậy, người bệnh sỏi thận nên:

– Uống nhiều nước tối thiểu 8 – 12 cốc/ngày đến khi nước tiểu có màu vàng nhạt là đủ, bổ sung thêm các loại nước tốt cho bệnh sỏi thận như nước ép cần tây, trà uống quế, nước ép việt quất, nước ép dứa…

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là loại giàu acid citric tự nhiên như cam, chanh, quýt, bưởi, dứa, xoài…

– Ăn nhạt hơn không quá 2.3g muối/ngày (tương đương khoảng 1 thìa cà phê), một số loại thực phẩm như thịt hộp, dưa muối, cà muối, khoai tây chiên… chứa hàm lượng muối cao nên tránh sử dụng.

– Hạn chế lượng đạm động vật có trong thịt bò, nội tạng động vật, tôm, cua… không quá 150g/ngày bởi dư thừa đạm có thể tăng kết tinh sỏi urat.

– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

– Tập thể dục hằng ngày, không nhịn tiểu hoặc ngồi yên tại một vị trí lâu để ngăn không cho sỏi kết tinh hình thành mới.

Khi đã nắm vững những thông tin về bệnh thì vấn đề bệnh sỏi thận có chữa được không sẽ không còn là mối bận tâm quá lớn, điều quan trọng là người bệnh cần biết cách chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ sớm bằng thực hiện một lối sống khoa học mỗi ngày.

Ds. Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759

Viết bình luận