Thuốc trị ra mồ hôi tay chân gồm có những loại nào? Khi sử dụng cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn cho người dùng? Tất cả những thông tin bạn cần sẽ được hé lộ ngay trong bài viết dưới đây!
Nhóm cholinergic
Thuốc nhóm cholinergic làm giảm tiết mồ hôi thông qua việc cản trở hoạt động của acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh làm kích hoạt các tuyến mồ hôi bài tiết. Trong đó, hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức là nguyên nhân khiến mồ hôi tay chân ra nhiều không kiểm soát.
Một số biệt dược thường dùng của nhóm là Oxybutyin, Probanthine, Robinul… Nhược điểm của chúng là có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, khô miệng, táo bón, bí tiểu, mờ mắt, tim đập nhanh… Do đó, bạn chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sỹ.
Thuốc trị ra mồ hôi tay chân chỉ được dùng khi có đơn của bác sỹ
Nhóm chẹn beta
Các thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của adrenalin – một chất gây căng thẳng, lo lắng và kích hoạt tuyến mồ hôi bài tiết mạnh mẽ. Khi sử dụng thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nhịp tim chậm quá mức, khó thở, nặng ngực… Vì vậy, thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho người bị hen phế quản mạn tính, suy nút xoang, nhịp tim chậm… Người có tiền sử bị suy gan thận, loét dạ dày tá tràng cũng cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc chống trầm cảm
Mặc dù đây là nhóm thuốc chính trong điều trị rối loạn tâm thần, lo âu nhưng chúng còn được dùng trong điều trị chứng ra mồ hôi tay chân liên quan đến yếu tố tâm lý. Các thuốc nhóm này có tính chất gây nghiện nên chưa được ứng dụng rộng rãi để trị mồ hôi tay chân. Một số loại biệt dược thường dùng là Diazepam, Venlafaxine…
Clonidine hydrochloride – chất chủ vận alpha adrenergic
Thuốc này được dùng chủ yếu trong điều trị tăng huyết áp và đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị chứng ra mồ hôi tay chân nhiều. Một số tác dụng phụ đáng chú ý của thuốc là khô miệng, táo bón, chóng mặt…
Sơn thù du
Theo Đông y, Sơn thù du là vị thuốc có tác dụng săn se, chỉ hãn (giảm ra mồ hôi) thường được dùng để điều trị chứng biểu hư, ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh.
Nghiên cứu của Đại học Y khoa Hồ Bắc (Trung Quốc) về loại dược liệu này còn cho thấy khả năng ức chế dòng Ca2+ vốn được coi là một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để điều hòa hoạt động của các tuyến tiết trong cơ thể, bao gồm cả tuyến mồ hôi trên da.
Sơn thù du – vị thuốc đông y trị ra mồ hôi tay chân nhiều
Thiên môn đông
Bộ phận dùng của Thiên môn đông là phần rễ củ khô. Thảo dược này được dùng trong y học cổ truyền từ hơn 2000 năm nay với công dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ sung tân dịch cho cơ thể. Nhờ đó giúp làm giảm mệt mỏi, suy nhược do mất nước và điện giải khi mồ hôi đổ quá nhiều.
Nghiên cứu của viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand, Ấn Độ cũng cho thấy Thiên môn đông có khả năng ổn định chức năng của hệ thần kinh giao cảm, từ đó sẽ làm giảm chứng ra mồ hôi tay chân nhiều nhờ tác động sâu vào căn nguyên gây ra tình trạng này.
Hoàng kỳ
Theo nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải, khi cho những tình nguyện viên sử dụng dịch chiết Hoàng kỳ 2 lần/tuần, họ đã hết hẳn chứng ra mồ hôi trộm, trạng thái tinh thần cũng được cải thiện tốt hơn. Có được hiệu quả này là do Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, thu liễm mồ hôi, bảo vệ sự thoái hóa thần kinh do stress.
Trước đây, người ta thường sử dụng Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du bằng cách hãm, sắc khá tốn thời gian và sản phẩm thu được còn lẫn nhiều tạp chất. Do đó, các nhà bào chế đã chiết xuất chúng thành dạng cao đặc và bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng cho người bị ra mồ hôi tay chân nhiều.
Trên đây là tổng hợp những thuốc trị ra mồ hôi tay chân phổ biến nhất của cả Tây y và Đông y. Để đạt được hiệu quả kiểm soát mồ hôi tốt nhất, bạn cũng cần chú ý thực hiện lối sống khoa học với chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các căng thẳng về tâm lý…
Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0972 032 029, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Xem thêm:
3 vị thuốc nam trị ra mồ hôi nhiều có thể bạn chưa biết!
Viên uống thảo dược từ Đông y hỗ trợ làm giảm ra mồ hôi tay chân hiệu quả
Ds. Lê Hương
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.medic8.com/healthguide/hyperhidrosis/medication.html
Tin liên quan
Viết bình luận