Lòng bàn tay, bàn chân là những nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi của cơ thể, chính vì vậy rất nhiều người bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng này. Vậy ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì, cần điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Tôi năm nay 21 tuổi, bị ra mồ hôi tay chân từ nhỏ, càng ngày mồ hôi càng ra nhiều hơn. Tôi rất lo không biết ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả. Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ chuyên gia.
Giải đáp từ Chuyên gia
Mồ hôi tay chân có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi bạn làm việc trong môi trường nóng bức, vận động nhiều… Tuy nhiên, nếu đổ mồ hôi tay chân quá nhiều bất kể thời tiết thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:
Rối loạn thần kinh thực vật: Chứng bệnh này thường có xu hướng di truyền qua các thế hệ, do hệ thần kinh thực vật chịu trách triệm chỉ huy tuyến mồ hôi bài tiết trở nên quá nhạy cảm với các yếu tố kích thích bên ngoài, khiến mồ hôi tăng tiết ngay cả trong điều kiện thời tiết bình thường, vận động nhẹ…
Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mạnh (cường giáp) hoặc quá yếu (suy giáp) cũng ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể làm mồ hôi toát ra nhiều hơn, thường kèm theo các triệu chứng khác như trống ngực, tim nhanh, run tay, sụt cân nhanh…
Thiếu dinh dưỡng: cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như kẽm, canxi, vitamin D cũng có thể là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi.
Nhiễm trùng: Người bệnh có thể ra nhiều mồ hôi tay chân trong các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm đường hô hấp, lao phổi…
Rối loạn hormon: Mồ hôi tay chân thường tăng tiết trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh…
Do tác dụng phụ của các thuốc đang dùng: như thuốc trầm cảm, thuốc hạ sốt…
Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?
Việc điều trị mồ hôi tay chân bằng phương pháp nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện các vấn đề sức khỏe, điều trị các bệnh lý nguyên nhân tốt thì chứng tăng tiết mồ hôi tay chân cũng sẽ được cải thiện.
Sau đây, chúng tôi xin mách bạn một số cách giúp quá trình điều trị mồ hôi tay chân đạt hiệu quả tối ưu nhất:
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Bạn nên ăn tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như lạc, bí ngô, hàu, cua, cá biển, thịt gà… cùng các loại rau xanh giúp giải nhiệt hiệu quả như dưa leo, mướp đắng, cần tây, cam, bưởi và uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Tuyệt đối tránh sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá…
Điều chỉnh tâm lý: Hãy tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc nhẹ, xem phim hài, tập luyện yoga, thiền tịnh… để tránh stress quá mức.
Dùng thêm chất chống mồ hôi ngoài da: Bạn có thể dùng thêm các chất chống mồ hôi có dạng lăn, xịt hoặc bột bôi xoa để ngăn mồ hôi tạm thời, nên sử dụng sau khi vệ sinh da sạch sẽ và lau khô hoàn toàn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng thảo dược: Một số thảo dược như Thiên môn đông, Sơn thù du có khả năng kìm hãm hoạt động quá mức của hệ giao cảm và săn se lỗ chân lông, nhờ đó giúp kiểm soát mồ hôi hiệu quả. Bạn có thể sử dụng chúng dưới dạng thuốc hãm, sắc hoặc viên uống hỗ trợ trị mồ hôi có chứa những thành phần này.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại trong điều trị mồ hôi tay chân, chẳng hạn như tiêm botox, điện di ion, cắt hạch giao cảm… tuy nhiên hiệu quả thường không lâu dài và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng những liệu pháp tự nhiên an toàn trước khi tìm đến những giải pháp này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề ra mồ hôi tay chân nhiều, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại 0972.032.029 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
Thông tin về viên uống hỗ trợ trị mồ hôi tay chân chứa Thiên môn đông, Sơn thù du
Lợi ích của thảo dược trong điều trị mồ hôi tay chân
Ds. Lê Lương
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận