Suy tim giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm, khiến người bệnh đối mặt với những cơn ho, phù, khó thở thường xuyên và nghiêm trọng. Nhưng đừng lo lắng! Suy tim giai đoạn cuối chưa phải đã hết hi vọng vì đã có những giải pháp có thể giúp người bệnh khỏe lên từng ngày.
Mục lục
Suy tim giai đoạn cuối là suy tim độ 4 theo mức độ phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ bị hạn chế mọi hoạt động thể lực, chỉ cần một vận động nhẹ cũng có thể khiến triệu chứng suy tim tăng lên rõ rệt. Thậm chí, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
Người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần được chăm sóc tận tình vì sức khỏe đã giảm đi rõ rệt
Trong giai đoạn cuối, các triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện thường xuyên và rõ nét. Chẳng hạn như:
– Mệt mỏi: Cảm giác chân tay vô lực dù không làm việc gì, những việc trước đây có thể làm đơn giản thì nay không thể thực hiện được.
– Khó thở: Khó thở tăng lên khi nằm khiến người bệnh phải ngồi dậy hoặc kê cao gối mới có thể ngủ được, có những trường hợp phải cần đến thở máy.
– Ho khan: do máu bị ứ tại phổi kích thích phản xạ ho, người bệnh có thể ho khan hoặc có đờm. Ho cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mất ngủ.
– Phù: Phù trong suy tim là phù mềm, trắng, ấn lõm; thường biểu hiện rõ nhất ở bàn chân, bụng.
– Đau: có thể gặp ở 75% trường hợp suy tim. Ngoài đau ngực, người bệnh còn cảm thấy đau nhức toàn thân.
– Trống ngực: Tim bị suy yếu nên phải tăng số lần co bóp để tống máu, tuy nhiên những nỗ lực cuối cùng này của tim vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu máu của cơ thể.
– Rối loạn tiêu hóa: do dịch bị ứ trệ tại hệ tiêu hóa; gây ra các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, bụng đầy trướng…
– Mất ngủ: Người bệnh thường bị tỉnh giấc lúc nửa đêm vì khó thở, ho khan…
– Trầm cảm: Tâm trạng của mỗi người có thể diễn biến khác nhau, có người không tin rằng mình đang mắc bệnh; nhiều người lại buồn phiền, lo lắng, tuyệt vọng, bi quan… thậm chí có thể rơi vào trầm cảm.
Nguy cơ tử vong do suy tim giai đoạn cuối thường liên quan đến một số biến chứng như sau:
– Phù phổi cấp: Cơn khó thở kịch phát gây khó thở nghiêm trọng, vã mồ hôi, lạnh tay chân… Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh sẽ tử vong vì suy hô hấp cấp tính.
– Biến chứng gan: Ứ máu tại gan lâu ngày làm giảm khả năng chuyển hóa của gan, cuối cùng có thể dẫn đến suy gan, xơ gan.
– Biến chứng thận: Thận không nhận được đủ máu nuôi dưỡng sẽ không đảm bảo chức năng lọc máu, dẫn tới suy thận.
– Biến chứng cục máu đông: Máu ứ lâu ngày là điều kiện để các cục máu đông hình thành, chúng có thể từ tim theo dòng máu di chuyển đến mạch vành, mạch não, mạch chi gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại biên…
Để giảm bớt tình trạng đầy trướng bụng, khó tiêu, người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học như sau:
– Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo như rau quả, ngũ cốc nguyên cám, thịt trắng (hải sản, cá, thịt gia cầm đã lọc bỏ da…). Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật, ngũ cốc đã qua tinh chế (đã loại bỏ lớp cám bên ngoài).
– Chế biến món ăn dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên xào để hạn chế dầu mỡ thêm vào món ăn.
– Ninh nhừ thực phẩm dưới dạng cháo, súp để dễ tiêu hóa hơn.
– Cắt giảm lượng muối ăn xuống dưới 0,5g/ngày; bạn có thể sử dụng các loại gia vị như nghệ, gừng, quế, hồi, rau thơm… để hạn chế bớt lượng muối phải thêm vào. Chú ý đến lượng muối có trong thực phẩm đóng hộp, dưa muối, thịt muối, cá khô…
– Không uống quá nhiều nước để hạn chế phù. Lượng nước mà người bệnh cần uống trong ngày có thể được tính theo công thức: Lượng nước tiểu 24 giờ (ml) + 300ml.
– Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia.
Người bệnh suy tim giai đoạn cuối cần tuyệt đối không hút thuốc lá
Người bệnh nên dành thời gian ít nhất 30 phút cho các hoạt động thể lực. Nếu cơ thể quá yếu và không thể đi lại, người bệnh cần tự vận động nhẹ nhàng tại giường. Người thân có thể hỗ trợ bằng cách xoa bóp tay chân cho người bệnh để kích thích lưu thông máu, giảm ứ trệ tuần hoàn.
Người bệnh suy tim giai đoạn cuối thường giảm khả năng ghi nhớ và tập trung nên rất dễ quên dùng thuốc. Do đó, người thân cần nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đúng giờ, có thể dùng hộp chia liều và sử dụng đồng hồ báo thức để nhắc lịch uống thuốc.
Trong giai đoạn này, rất nhiều người bệnh dù đã dùng đủ loại thuốc nhưng các triệu chứng vẫn chậm cải thiện do tuổi cao kết hợp với thể trạng yếu nên đáp ứng kém với thuốc điều trị. Khi đó, việc kết hợp dùng thuốc cùng những thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết và tăng lực co bóp cơ tim như Bồ hoàng, Hoàng bá, Sơn tra… là điều cần thiết để giảm nhanh triệu chứng, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Mong rằng, với những hướng dẫn điều trị trên sẽ giúp người bệnh dễ dàng vượt qua những khó khăn trong giai đoạn cuối của suy tim. Suy tim giai đoạn cuối không phải là hết hi vọng, vì vậy hãy luôn giữ tinh thần lạc quan để đạt kết quả điều trị khả quan nhất.
Xem thêm:
Bồ hoàng – Thảo dược quý cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ dành cho người bệnh suy tim
Dược sĩ Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận