So với các vị trí khác, sỏi niệu đạo thường chiếm tỷ lệ mắc ít hơn và cũng dễ giải quyết hơn khi được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Và nếu bạn đang bị làm phiền với những viên sỏi này, hãy tìm hiểu ngay những thông tin trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Sỏi niệu đạo là các tinh thể cứng tự hình thành ngay tại niệu đạo, đó là kết quả của sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu hoặc do sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống. Tỷ lệ mắc sỏi niệu đạo ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới.
Niệu đạo nam thường dài gấp 3 – 4 lần so với nữ giới nên thường dễ bị sỏi niệu đạo hơn. Ở nam giới, 2/3 sỏi xuất hiện ở niệu đạo trước, còn 1/3 xuất hiện ở niệu đạo sau ở các đoạn hẹp như hố thuyền, gốc dương vật, xoang tuyến tiền liệt,… Sỏi trong niệu đạo thường chỉ có một viên, hiếm khi tập trung nhiều viên, sỏi thường nằm dọc theo niệu đạo và có hình thoi.
Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo sỏi niệu đạo:
– Đau bụng dưới, đau vùng sinh dục: sỏi niệu đạo làm chèn ép các dây thần kinh cảm giác, cọ xát vào niêm mạc niệu đạo gây đau buốt, khó chịu, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy mức độ
– Tiểu khó, tiểu buốt: niệu đạo có đường kính rất nhỏ nên viên sỏi có thể làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ tiểu, ngoài ra, sỏi cọ xát vào niêm mạc gây trầy xước, gây đau mỗi lần đi tiểu
– Tăng tần suất đi tiểu (mót tiểu khẩn cấp): thường xuyên buồn đi tiểu mặc dù vừa đi vệ sinh trước đó
– Nước tiểu đục, có mùi khó chịu: sỏi gây tổn thương niêm mạc, nhiễm khuẩn, lúc này nước tiểu có màu sắc bất thường như hồng, đỏ, đục và có váng đục kèm theo mùi khó chịu
– Sốt, ớn lạnh, buồn nôn: đây là dấu hiệu cảnh báo sỏi gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận,…
Sỏi niệu đạo gây đau buốt, khó chịu khi đi tiểu
Ngoài dựa trên các triệu chứng, để xác định đúng sỏi niệu đạo, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:
– Chụp X – quang, siêu âm ổ bụng, siêu âm niệu đạo.
– Thăm khám trực tràng phát hiện sự có mặt của sỏi trong niệu đạo. Nếu sỏi ở niệu đạo sau, có thể nghe thấy tiếng chạm sỏi khi khám bằng dụng cụ kim loại.
– Sỏi thận, sỏi bàng quang: nguyên nhân này rất phổ biến, sỏi theo dòng chảy của nước tiểu, rơi xuống niệu đạo.
– Hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo làm ứ đọng nước tiểu, khoáng chất kết tinh với nhau tạo thành sỏi ngay tại niệu đạo.
– Hẹp, dính, viêm bao quy đầu cũng làm tăng nguy cơ tạo sỏi niệu đạo.
Sỏi niệu đạo với kích thước lớn sẽ cản trở đường tiểu, nước tiểu đọng lại tại các cơ quan phía trên kèm theo các biến chứng như:
– Viêm đường tiết niệu: vi khuẩn khu trú tại vị trí viên sỏi gây viêm thận, viêm niệu đạo, thận ứ mủ, viêm bàng quang,… nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
– Thận ứ nước, giãn đài thận, bể thận: nước tiểu bị đọng lại làm tăng áp lực thận, giãn đài thận, bể thận.
– Suy giảm chức năng thận: sỏi làm tắc hẹp hoàn toàn đường tiết niệu khiến thận bị ứ nước, viêm thận nếu kéo dài sẽ làm tổn thương các tế bào thận, xơ teo các tế bào thận gây suy thận cấp hoặc mạn tính.
Tùy thuộc kích thước và vị trí sỏi niệu đạo, biện pháp điều trị có thể khác nhau nhưng cần hướng đến mục tiêu nhanh chóng cải thiện sự lưu thông nước tiểu, tránh nguy cơ biến chứng.
Sỏi ở niệu đạo sau
Nếu sỏi bị kẹt lại ở niệu đạo tiền liệt hoặc niệu đạo màng, cần đẩy ngược viên sỏi vào bàng quang bằng cách đặt sonde niệu đạo sau đó bơm dung dịch glycerin hoặc nước muối sinh lý. Viên sỏi sẽ được điều trị như đối với sỏi bàng quang: dùng thuốc điều trị, tán sỏi nội soi hoặc mổ mở lấy sỏi,…
Sỏi ở niệu đạo trước
Nếu sỏi nằm gần lỗ sáo thường tiền hành mở rộng miệng sáo bằng cách rạch một đường nhỏ để lấy viên sỏi ra ngoài rồi sau đó khâu lại, đảm bảo không làm rộng miệng sáo.
Sỏi bị mắc kẹt tại các vị trí khác trong niệu đạo
Nếu sỏi nằm trong đoạn hẹp niệu đạo hoặc túi thừa niệu đạo, sỏi mắc kẹt ở niệu đạo tầng sinh môn và niệu đạo di động (với nam giới) mà không thể gắp sỏi qua miệng sáo được thì cần phải mổ mở để lấy sỏi và thường tiến hành phẫu thuật xử lý các dị tật, cắt bỏ túi thừa niệu đạo.
Ngoài các phương pháp Tây y chữa sỏi niệu đạo, xu hướng hiện nay thường kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Nhiều bằng chứng nghiên cứu tại các viện khoa học ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,… đã khẳng định rõ về những công dụng nổi bật của 7 vị thảo dược truyền thống gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Râu ngô, Nhọ nồi trong điều trị sỏi tiết niệu. Sự cộng hưởng của các thảo dược này sẽ tác động toàn diện lên hệ thống đường tiết niệu, vừa lợi tiểu để bào mòn giảm kích thước sỏi, vừa cân bằng nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu để ngăn chặn sự kết tinh sỏi mới. Ngoài ra, còn giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu xảy ra.
Hiện nay để giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn khi trị sỏi bằng Đông y, hạn chế phải đun sắc nước kỳ công, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm viên uống thảo dược chứa đủ 7 thành phần này, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
Chữa sỏi tiết niệu bằng thảo dược là giải pháp an toàn
Để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ theo những hướng dẫn sau:
– Uống nhiều nước: tối thiểu 2 – 2.5 lít nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép như nước ép cần tây, nước ép việt quất,…
– Bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là trái cây có chứa chất chống kết tinh sỏi như cam, chanh, bưởi, quýt,…
– Không ăn quá mặn: cắt giảm thành phần natri (tối đa 2.3g muối/ngày), hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri.
– Hạn chế đạm động vật: từ các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật, không ăn nhiều hơn 150g thịt các loại mỗi ngày.
– Bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên kiêng kị hoàn toàn canxi, lượng canxi nên đảm bảo là 800 – 1200mg/ngày từ các loại hải sản, tôm, cá, trứng, sữa,… Chú ý tránh bổ sung canxi trực tiếp từ các viên uống khi chưa có chỉ định.
– Không ăn quá nhiều oxalat như khoai lang, khoai tây, sô cô la, củ cải đường,… tốt nhất cần cân bằng với các nhóm thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn.
– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào,…
– Không nên nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu để không làm đọng nước tiểu quá lâu trong bàng quang.
– Tăng cường vận động thể chất mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, đánh bóng bàn,… để giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa lắng đọng thêm sỏi mới.
Sỏi niệu đạo sẽ không có cơ hội làm phiền bạn khi được phát hiện và điều trị sớm. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động phòng ngừa bệnh. Để được tư vấn đầy đủ về bệnh sỏi tiết niệu, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Xem thêm:
7 thảo dược cần “bỏ túi” khi bị sỏi tiết niệu
Sỏi thận, sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để không khiến bệnh thêm trọng
Ds. Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https:// www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8535722
https:// jcpsp.pk/archive/2012/Aug2012/08.pdf
Tin liên quan
Viết bình luận