Bệnh tiết niệu

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Ngày đăng: 13 Tháng Tư, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

Sỏi bàng quang thường là những “viên đá” nhỏ và hầu như không nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng một số trường hợp có thể phát triển đến một kích thước vô cùng ấn tượng. Theo kỉ lục Guinness thế giới, viên sỏi bàng quang lớn nhất được ghi nhận có trọng lượng gần 4 pound 3 ounce (tương đương 2,01kg) và có kích thước 17,9 x 12,7 x 9,5 cm. Và nếu bạn thực sự quan tâm về những viên sỏi này, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là các khối cứng được hình thành tại bàng quang – còn gọi là bóng đái, túi chứa nước tiểu trước khi được bài tiết ra ngoài. Khi nước tiểu bị giữ lại quá lâu trong bàng quang, nước tiểu bị cô đặc hoặc nồng độ các khoáng chất tăng quá mức, chúng sẽ lắng đọng và kết tinh tạo thành sỏi. Sỏi bàng quang có thể chỉ có 1 viên hoặc có khi cả một nhóm sỏi cùng tồn tại.

Triệu chứng sỏi bàng quang không thể xem nhẹ

Sỏi bàng quang có thể không gây ra các triệu chứng ngay lập tức. Nhưng, nếu sỏi kích thích bàng quang, các triệu chứng có thể bao gồm:

– Đái ngắt ngừng: là dấu hiệu thường gặp, người bệnh khó khăn khi đi tiểu, thường bị gián đoạn vì quá đau buốt. Ở các bé trai thường gặp “dấu hiệu bàn tay khai” khi trẻ thường xuyên đưa tay lên sờ dương vật khi đi tiểu.

– Đau bụng dưới: nam giới thường thấy khó chịu và đau nhức lan xuống dương vật và tinh hoàn.

Đái rắt, khó tiểu tiện: tăng tần suất đi tiểu nhưng lượng nước tiểu bất thường, có khi chỉ nhỏ giọt.

– Đái buốt: cảm giác nóng rát buốt mỗi lần đi tiểu.

– Nước tiểu có màu sắc bất thường: nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu đục, màu tối bất thường.

Sỏi bàng quang gây đái rắt, khó tiểu tiện

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang rất đa dạng, có thể xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ sau:

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Nhịn tiểu lâu, uống ít nước, ăn nhiều đạm, thực phẩm chứa nhiều đường, muối… ngồi nhiều một chỗ hoặc ít vận động thể chất…

– Sỏi thận, sỏi niệu quản: sỏi ở đường tiết niệu trên (thận, niệu quản) không nằm im ở một ví trí mà có thể di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu và rơi xuống bàng quang.

– Rối loạn thần kinh bàng quang: tình trạng đột quỵ, tổn thương cột sống gây chấn thương các dây thần kinh bàng quang, làm rối loạn hoạt động làm rỗng bàng quang khiến nước tiểu bị ứ đọng lại tạo sỏi.

– Phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt): làm tăng cao nguy cơ sỏi bàng quang ở nam giới. Tuyến tiền liệt bị sưng viêm, chèn ép niệu đạo khiến cổ bàng quang bị thắt chặt.

– Viêm bàng quang: làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, tăng nguy cơ tạo sỏi.

– Túi thừa bàng quang: đây là bất thường trong cấu trúc bàng quang, làm chậm đổ đầy bàng quang khiến nước tiểu bị đọng lại lâu hơn, dễ tạo sỏi.

– Sử dụng các dụng cụ y tế dài ngày: những người thường xuyên sử dụng ống thông tiểu hay các can thiệp y tế khác ở đường tiết niệu có nguy cơ bị sỏi bàng quang cao hơn.

– Hiện tượng “Cystocele”: ở nữ giới, có một số nguyên nhân khiến cơ bàng quang bị suy yếu và và tụt xuống gần âm đạo (sa bàng quang) khiến chức năng bàng quang bị ảnh hưởng

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Đừng chủ quan với những biến chứng này

Sỏi bàng quang nếu không điều trị sớm, sỏi tăng dần về kích thước và số lượng có thể gây một số biến chứng như:

– Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính: đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són kéo dài. Sỏi bàng quang có thể làm bít tắc đoạn nối niệu đạo – bàng quang làm cản trở lưu thông nước tiểu.

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sỏi tích tụ trong bàng quang là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn gây viêm ở nhiều vị trí khác nhau trong thận, niệu quản, bàng quang.

Biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi bàng quang

Cách chẩn đoán sỏi bàng quang ngay từ sớm

Để xác định đúng bệnh sỏi bàng quang, ngoài các triệu chứng gặp phải cần tiến hành thăm khám và thực hiện thêm các xét nghiệm:

– Thăm khám bụng dưới: bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bụng để đánh giá tình trạng giãn bàng quang hoặc khu vực tuyến tiền liệt (với nam giới).

– Xét nghiệm nước tiểu: để phát hiện các vi khuẩn, máu hoặc các cặn sỏi kết tinh từ đó đánh giá chính xác thành phần sỏi.

– Chụp CT, Siêu âm ổ bụng, chụp X – quang: để phát hiện vị trí của viên sỏi trong bàng quang và ở các vị trí khác trong đường tiết niệu.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào để hiệu quả nhất?

Tùy thuộc vào thành phần, kích thước và số lượng sỏi bàng quang có thể áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau và hầu hết người bệnh đều mong muốn điều trị nội khoa, tránh phải phẫu thuật.

Điều trị sỏi bàng quang không phẫu thuật

Thuốc tây trị sỏi bàng quang

Một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ làm tan sỏi bao gồm: thuốc giãn cơ trơn tiết niệu, thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc điều chỉnh nồng độ các khoáng chất tùy theo từng thành phần sỏi trong bàng quang như: sỏi canxi (thuốc lợi tiểu, kali citrate), sỏi acid uric (thuốc allopurinol, thuốc giảm nồng độ acid uric, sỏi san hô (sỏi Struvite -thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn)

Thảo dược giúp làm tan sỏi bàng quang

Dựa trên kinh nghiệm dân gian và những bằng chứng nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ thêm vai trò của rất nhiều thảo dược tự nhiên trong điều trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang. Điển hình trong số đó là Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử… Nghiên cứu tại khoa Tiết niệu của đại học Đại học Kumamoto (Nhật Bản), các thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu rất tốt, vừa giúp bào mòn, giảm kích thước sỏi và ngăn ngừa lắng đọng khoáng chất tạo sỏi. Ngoài ra, các thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm một cách tự nhiên nên có thể phòng tránh được biến chứng viêm tiết niệu xảy ra trong quá trình bài trừ sỏi.

Hiệu quả trị sỏi bàng quang được tăng cường rõ rệt khi kết hợp đồng thời dưới dạng bài thuốc thảo dược 7 vị, bao gồm Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, Xa tiền tử giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả với bệnh sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang. Người dùng có thể tham khảo và tìm hiểu sử dụng sản phẩm thảo dược được nghiên cứu kiểm chứng chất lượng rõ ràng, bào chế hiện đại dưới dạng viên uống tiện lợi khi sử dụng.

Thảo dược trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả

Phẫu thuật điều trị sỏi bàng quang

Tán sỏi bàng quang

Áp dụng khi sỏi bàng quang kích thước lớn và không thể bào mòn hoặc đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Bác sĩ luồn một ống nhỏ có gắn camera ở đầu ống qua niệu đạo để quan sát hình ảnh viên sỏi, sau đó sử dụng năng lượng laser hoặc sóng siêu âm để phá vỡ viên sỏi này thành những mảnh nhỏ và loại bỏ ra ngoài. Mặc dù đây là phương pháp hiện đại nhưng có thể gặp biến chứng nhiễm trùng sau mổ, rách niệu đạo, bàng quang,… nên người bệnh thường được chỉ định dùng kháng sinh trước phẫu thuật.

Mổ hở lấy sỏi bàng quang

Với những sỏi quá lớn (trên 3cm) và rất cứng không thể can thiệp bằng cách tán sỏi thì thường cần mổ hở để loại bỏ sỏi. Nếu đang mắc kèm các bệnh lý như túi thừa bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo,… thì ngoài việc loại bỏ sỏi cần giải quyết đồng thời những rối loạn này.

Bí quyết điều trị và ngăn ngừa sỏi bàng quang tái phát

Sỏi bàng quang và các loại sỏi tiết niệu thường dễ tái phát sau điều trị, chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn cho bạn:

– Điều trị tốt các bệnh lý gây sỏi bàng quang như bệnh phì đại tuyến tiền liệt, sa bàng quang, túi thừa bàng quang, bệnh rối loạn thần kinh bàng quang,…

– Uống nhiều nước mỗi ngày: tối thiểu 2,5 lít để tăng bào mòn sỏi. Bổ sung thêm chất lỏng nếu làm việc trong môi trường nóng bức, mất nhiều nước,…là các trái cây có chứa nhiều citrate tự nhiên như cam, chanh, bưởi,…

Bị sỏi bàng quang nên uống nhiều nước mỗi ngày

– Hạn chế ăn mặn, lượng muối mỗi ngày không vượt quá 2,3g.

– Cắt giảm lượng protein động vật, không ăn quá 150g thịt các loại.

– Cân đối hàm lượng hai thành phần canxi (sữa, trứng, hải sản,…) và oxalat (sô cô la, khoai lang, khoai tây,…) trong chế độ ăn. Hạn chế bổ sung canxi trực tiếp từ các loại thuốc uống.

– Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

– Tập luyện thể thao thường xuyên bằng các hoạt động như bơi lội, bóng bàn, cầu lông…

– Không nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và tập thói quen làm rỗng bàng quang hoàn toàn bằng cách: sau khi đã đi tiểu khoảng 10 – 20 giây, đi tiểu thêm một lần nữa để giúp làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và ý thức điều trị của mỗi người. Hy vọng bạn đã tự trang bị nhiều thông tin hữu ích về bệnh sỏi bàng quang và nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bladder-stones/diagnosis-treatment/drc-20354345

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184998.php

Viết bình luận