Bệnh tiết niệu

Sỏi thận ăn gì, kiêng gì? Những lựa chọn hàng đầu cho bạn!

Ngày đăng: 13 Tháng Năm, 2019
5/5 - (6 bình chọn)

“Bệnh từ miệng mà ra”, bởi vậy ăn thế nào để tốt cho sức khỏe, là mối quan tâm rất lớn của mỗi người. Đặc biệt là với những ai từng bị sỏi thận, họ lại càng băn khoăn không biết nên ăn gì, kiêng gì để ngăn chặn bệnh tiến triển. Và bài viết dưới đây chính là lời giải đáp hữu ích nhất dành cho bạn.

Tại sao chế độ ăn uống lại quan trọng với người bệnh sỏi thận?

Sỏi thận là kết quả của quá trình lắng đọng và kết tinh các khoáng chất dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó có chế độ ăn uống. Những đồ ăn, thức uống hàng ngày được chuyển hóa, tái hấp thu tại hệ tiêu hóa. Sau đó, các chất thải dạng lỏng sẽ được chuyển đến thận để thanh lọc, tái hấp thu và bài tiết chất cặn bã ra ngoài qua nước tiểu. Do đó, chế độ dinh dưỡng sẽ gián tiếp thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển sỏi thận.

Sỏi thận nên ăn gì? – 4 lời khuyên trong việc điều trị bệnh

Bổ sung canxi từ thực phẩm

Mặc dù 80% sỏi thận có thành phần là canxi nhưng bạn không nên “gạch tên” canxi ra khỏi danh sách thực phẩm nên ăn, bởi canxi là dưỡng chất thiết yếu cho nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tim mạch, xương khớp. Ngoài ra, các chuyên gia tiết niệu cũng cảnh báo chế độ ăn thiếu hụt canxi là yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Vấn đề chính là làm sao để hấp thu được tối đa canxi vào cơ thể và tránh đào thải ra ngoài ra đường tiểu, như vậy sẽ ngăn chặn được bệnh sỏi thận hình thành.

Người bị sỏi thận nên bổ sung canxi với lượng khoảng 1000 – 1200mg/ngày từ các thực phẩm như hải sản, trứng sữa, phô mai, rau xanh đậm, lòng đỏ trứng,… và hạn chế bổ sung canxi dạng thuốc uống trừ khi có chỉ định điều trị. Để tăng khả năng hấp thụ canxi, bạn có thể lựa chọn kết hợp với các thực phẩm giàu magie như ngũ cốc nguyên cám, các loại rau củ, đỗ xanh, súp lơ, dưa chuột, cải bó xôi,…; thực phẩm chứa vitamin D như sữa, bơ, pho mát, ngũ cốc, cá,…

Bị sỏi thận nên ăn gì: bổ sung canxi từ thực phẩm

Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh sỏi thận, bạn hãy tự thiết lập cho mình một chế độ ăn cân đối và khoa học. Để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 024.3775.9051 – 0972.032.029 các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Tăng cường bổ sung chất xơ

Các bệnh lý đường tiêu hóa có liên quan trực tiếp đến bệnh sỏi thận. Do đó, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp cung cấp chất xơ, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và các rối loạn tiêu hóa. Một số loại rau, củ tốt cho bệnh sỏi thận như bầu, bí, bắp cải, súp lơ,… Người trưởng thành mỗi ngày nên ăn 300g rau củ và 100 – 200g trái cây tươi.

Ưu tiên một số trái cây tốt cho bệnh sỏi thận

Bên cạnh các loại rau xanh ăn hàng ngày, có một số trái cây được cho là rất tốt với người bệnh sỏi thận:

– Hoa quả giàu citrate tự nhiên: Citrate là một chất chống kết tinh sỏi tự nhiên, ngăn ngừa sự kết dính của các khoáng chất trong nước tiểu, hoạt chất này được tìm thấy trong cam, bưởi, chanh, quýt,… Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống nước ép chanh thường xuyên có thể làm giảm đến 12% nguy cơ mắc sỏi thận. Đây chính là đáp án sỏi thận nên ăn gì.

– Một số trái cây khác như quả lê, táo, dứa, dưa hấu,…

Nước ép cam, chanh tốt cho người bị sỏi thận

Uống nhiều nước

Khi bị sỏi thận, bạn nên bổ sung nhiều chất lỏng từ các nguồn khác nhau như nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả,… Nước vừa giúp pha loãng nước tiểu, làm giảm nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu, đồng thời tăng lượng nước tiểu để rút ngắn thời gian lưu trữ nước tiểu tại bàng quang. Mỗi ngày, bạn nên uống tối thiểu  8 – 12 cốc nước mỗi ngày đến khi đi tiểu nước tiểu có màng vàng nhạt và trong. Nếu làm việc trong môi trường nóng bức, bị ra nhiều mồ hôi cần bổ sung thêm nước.

Sỏi thận kiêng ăn gì?

Để không khiến bệnh trầm trọng hơn, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau và hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

Ăn nhạt hơn

Thành phần chính của muối ăn là natri (natri bicarbonate, disodium phosphat, natri nitrat). Dư thừa nhiều natri sẽ gây giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi, làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, gián tiếp làm tăng nguy cơ sỏi thận. Mỗi ngày không nên ăn quá 2,3g (tương đương 1 thìa cà phê), với những người có kèm theo các bệnh lý về tim mạch thì nên giới hạn dưới 1,5g muối/ngày. Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, dưa muối, cà muối,… và giữ thói quen đọc nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng muối.

Giảm lượng protein động vật

Nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), các động vật có vỏ (hàu, ngao, sò,…) là những thực phẩm chứa nhiều purin, sẽ làm tăng chuyển hóa và bài tiết acid uric trong nước tiểu, gia tăng nguy cơ sỏi acid uric – loại sỏi phổ biến thứ hai sau sỏi canxi. Ngoài ra, thói quen ăn nhiều thịt  khiến nước tiểu dễ bị acid hóa, các khoáng chất dễ lắng đọng và kết tinh với nhau tạo sỏi. Mỗi ngày không ăn quá 150g thịt các loại.

Bị sỏi thận nên hạn chế đạm động vật

Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalat

Thực tế, oxalat và canxi được liên kết với nhau tạo thành phức hợp canxi oxalat để tái hấp thu ở hệ tiêu hóa trước khi thải ra ngoài theo nước tiểu. Do đó, nếu ăn quá nhiều oxalat mà không cân bằng với lượng canxi sẽ làm tăng cao nguy cơ bệnh sỏi thận. Thực phẩm giàu oxalat có trong rau bina, khoai tây, khoai lang, củ cải đường, sô cô la,… Tốt nhất nên kết hợp với các thực phẩm giàu canxi trong cùng một bữa ăn.

Hạn chế bổ sung vitamin C liều cao

Theo một số thống kê, nguy cơ sỏi thận tăng cao ở những nam giới có thói quen sử dụng vitamin C liều cao bởi có thể chuyển hóa thành oxalat và tăng quá mức hàm lượng khoáng chất này trong nước tiểu. Do đó, chỉ dùng vitamin C dạng thuốc/thực phẩm chức năng cho mục đích điều trị. Tốt nhất chỉ nên bổ sung vitamin C qua các loại rau củ quả.

Không sử dụng quá nhiều đồ ngọt, chất kích thích, chất làm ngọt nhân tạo

– Đồ uống có cồn (rượu, bia): lạm dụng những đồ uống này làm giảm sức lọc của cầu thận, tăng nguy cơ mất nước, đây là lí giải tại sao sau mỗi cơn say rượu, bạn thường thấy những rất háo nước.

– Nước giải khát có gas: nước soda, nước ngọt có gas có chứa nhiều acid photphoric sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu.

– Cà phê, đồ uống có chứa nhiều cafein: có thể kích thích khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

– Chất làm ngọt nhân tạo: một lượng quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận.

Bị sỏi thận nên kiêng rượu, bia và các chất kích thích

Lời khuyên giúp tăng hiệu quả trị sỏi thận

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết, bên cạnh đó, bạn nên chú ý một số hướng dẫn sau trong sinh hoạt hàng ngày:

– Tăng cường vận động thể chất để nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ tạo sỏi thận. Một số môn thể thao tốt cho người bệnh sỏi thận như đạp xe, bóng bàn, cầu lông,…

– Duy trì cân nặng và kích thước vòng eo lý tưởng để không tạo thêm áp lực lên thận.

– Không nhịn tiểu: bạn nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu để “xả” nước tiểu ra khỏi bàng quang, không làm lắng đọng thêm các khoáng chất.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá đúng kích thước sỏi và đáp ứng với điều trị.

Tùy từng kích thước sỏi thận, thời gian trị bệnh có thể khác nhau và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ trợ có chứa các thảo dược điển hình như Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo,… chính là giải pháp an toàn để tăng hiệu quả điều trị, đẩy nhanh quá trình bào mòn, đào thải sỏi thận. Hiện nay, ngoài các kinh nghiệm dân gian, có một giải pháp tiện dụng hơn chính là các sản phẩm dạng viên uống thảo dược chứa bộ 7 thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Bán biên liên, Hoàng bá, Xa tiền tử, Nhọ nồi – giúp lợi tiểu, tăng đào thải các cặn lắng trên đường tiết niệu, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp thảo dược chuyên dành cho người bị sỏi tiết niệu

Bật mí cách chữa sỏi thận đơn giản hiệu quả nhất hiện nay

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận