Bệnh tiết niệu

Sỏi thận: Tổng hợp mọi thông tin không nên bỏ qua!

Ngày đăng: 1 Tháng Tư, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Sỏi thận là bệnh lý khá phổ biến, mặc dù có thể chữa khỏi nhưng tỉ tái phát lại rất cao có thể lên đến 50 – 70%. Vậy sỏi thận là gì? Làm thế nào để nhận biết và điều trị hiệu quả? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết sau.

Sỏi thận là bệnh gì?

Sỏi thận là những khối rắn được hình thành tại thận từ các tinh thể khoáng chất như canxi, natri, oxalat, acid uric,… Đáng lẽ những chất này sẽ được hòa tan trong nước tiểu nhưng do nồng độ quá cao hoặc một số điều kiện khác khiến chúng bị lắng đọng và kết tinh tạo sỏi. Tùy vào vị trí, thời gian và mức độ lắng đọng, kích thước mỗi viên sỏi có thể to nhỏ khác nhau.

Sỏi thận là những khối rắn hình thành từ các tinh thể khoáng chất khó tan trong thận

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận

Sỏi thận có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào cho đến khi nó di chuyển, mắc kẹt ở các kẽ thận hoặc đi vào niệu quản – nơi tiếp nối giữa thận và bàng quang. Tại thời điểm đó, bạn có thể gặp một số triệu chứng điển hình sau:

– Đau: Đau dữ dội, theo từng cơn xuất phát từ vùng hông, thắt lưng ngay bên dưới mạn sườn, cơn đau lan xuống bụng dưới, háng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài khi sỏi có kích thước trung bình và nằm ở bể thận.

– Đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rát: Xảy ra do sỏi thận di chuyển đến điểm nối giữa bàng quang và niệu quản.

– Tiểu rắt, tiểu són, đi tiểu nhiều lần trong ngày: Người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn so với người bình thường, cảm giác buồn tiểu liên tục cho dù vừa mới đi xong, tuy nhiên lượng nước tiểu lại rất ít.

– Đái ra máu: Nước tiểu có màu hồng như màu nước rửa thịt, không có máu cục do sỏi di chuyển gây tổn thương thành niệu quản.

– Nước tiểu có mủ, mùi hôi: Mủ và mùi hôi trong nước tiểu xuất phát từ những vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.

– Buồn nôn, nôn ói, sốt, ớn lạnh: Là triệu chứng báo hiệu sỏi thận kèm viêm đường tiết niệu.

– Đái ra sỏi: Triệu chứng ít gặp nhưng khi xuất hiện thì có thể khẳng định chắc chắn mắc bệnh sỏi thận.

Phân loại bệnh sỏi thận

Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, sỏi thận được chia làm 4 loại khác nhau bao gồm:

– Sỏi canxi: Là dạng sỏi phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% trong các loại sỏi, thường gặp ở dạng canxi oxalat, canxi photphat… Chúng có màu đen, vàng hoặc trắng đục, mềm và dễ vỡ, được hình thành trong điều kiện nồng độ canxi, oxalat, photphat tăng cao do ăn uống không cân đối, quá liều vitamin D, sau phẫu thuật đường ruột hoặc rối loạn chuyển hóa…

– Sỏi struvite: Dạng sỏi có màu trắng, hình thành do đường tiết niệu bị nhiễm trùng, chiếm khoảng 10%.

– Sỏi axit uric: Có màu gạch cua, chỉ chiếm khoảng 10% trong các loại sỏi thận, thường gặp ở người bệnh gút hoặc rối loạn chuyển hóa acid uric khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

– Sỏi cystine: là dạng sỏi hiếm gặp nhất chỉ chiếm khoảng 4%, có màu vàng nhạt, bề mặt nhẵn, mềm, được hình thành do sự tăng đào thải cystine qua thận trong các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn di truyền.

Màu sắc, kích thước của mỗi loại sỏi thận phụ thuộc thành phần, thời gian lắng đọng

Điểm danh những nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi thận thường không có nguyên nhân rõ ràng, đơn lẻ, tuy nhiên có một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi:

Mất nước do không uống đủ nước, sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới, đổ mồ hôi nhiều, khiến nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các chất khoáng tăng cao làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

– Mất cân bằng canxi và oxalat trong khẩu phần ăn dẫn đến sự tăng quá mức canxi hoặc oxalat trong nước tiểu, gây nguy cơ hình thành sỏi.

– Ăn quá nhiều muối: Natri trong muối có thể làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tạo điều kiện lắng đọng, kết tinh tạo sỏi.

– Dư thừa lượng protein từ thịt bò, thịt dê, thịt chó,… có thể làm tăng nồng độ acid uric, canxi trong nước tiểu và làm giảm citrat – chất ngăn tạo sỏi, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

– Mắc một số bệnh lý mạn tính như: Gút, tiểu đường type 2, bệnh tuyến cận giáp, nhiễm khuẩn tiết niệu, thừa cân béo phí…

– Tác dụng phụ của một số kháng sinh, thuốc điều trị HIV – AIDS, thuốc lợi tiểu chẹn kênh canxi…

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của sỏi thận sẽ phụ thuộc kích thích và vị trí của những viên sỏi. Thông thường phát hiện hiện sớm, sỏi thận có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không gây hậu quả lâu dài, nhưng nếu không sớm điều trị người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau:

– Giãn đài bể thận: Sỏi thận di chuyển trong đường tiết niệu sẽ gây cản trở quá trình bài xuất nước tiểu, dẫn đến sự ứ trệ nước tiểu tại bể thận, lâu dần có thể gây giãn đài bể thận.

– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Trong quá trình di chuyển, sỏi thận có thể cọ sát gây xước, rách niêm mạc đường tiết niệu, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm, thậm chí nặng hơn có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

– Xơ, teo thận: Sỏi bị kẹt trong các khe thận lâu ngày gây viêm tại chỗ, dẫn đến xơ, teo thận, tăng huyết áp.

– Suy thận: Sự ứ trệ nước tiểu trong đường tiết niệu là nguyên nhân gây căng giãn, chèn ép nhu mô thận dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận, lâu dần có thể gây suy thận.

Giãn đài bể thận là một biến chứng nguy hiểm của sỏi thận

Các phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc tây

Với những viên sỏi kích thước nhỏ, chưa gây nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể được kê một số nhóm thuốc như: thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thậm chí là kháng sinh khi bị biến chứng viêm tiết niệu…

Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh nhưng thuốc tây có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sỏi thận.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Dù sỏi thận ở kích thước hay vị trí nào đi chăng nữa thì việc thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị sỏi thận. Do vậy người bệnh sỏi thận nên:

– Uống ít nhất 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày, nhất là khi bạn mắc chứng bệnh đổ mồ hôi nhiều, nên hạn chế làm việc ở môi trường nắng nóng.

– Tránh ăn mặn, các thực phẩm nhiều muối, đường: Cá biển, xúc xích, lạp sườn, dưa muối, kim chi, bánh kẹo ngọt…

– Giảm lượng protein từ động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, tôm… và thay thế bằng protein thực vật (các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…) với lượng vừa đủ để tránh dư thừa đạm.

– Ngưng uống rượu, bia và các đồ uống có cồn khác.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và ngăn chặn sự lắng đọng của các chất khoáng trong thận.

– Không nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu ngay khi thấy buồn tiểu.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Hướng tới một giải pháp an toàn và mang lại hiệu quả bền vững hơn trong điều trị sỏi thận, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, việc sử dụng đồng thời 7 vị thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Nhọ nồi, Hoàng bá sẽ giúp làm tan sỏi nhanh chóng và đào thải hết cặn lắng trên đường tiết niệu. Có được tác dụng này là nhờ khả năng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu và giãn cơ trơn niệu quản một cách tự nhiên từ thảo dược, đồng thời giúp kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, ngăn chặn mọi biến chứng viêm xảy ra sau này.

Bởi vậy, bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, người bệnh sỏi thận nên tham khảo và sử dụng sớm những sản phẩm hỗ trợ điều trị từ tự nhiên, đặc biệt là chứa 7 vị thảo dược quý này.

Thảo dược Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo,… giúp đào thải sỏi, ngăn sỏi tái phát

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp chứa 7 thành phần thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả

Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi mà người bệnh không đáp ứng với bất cứ phương pháp nào, các triệu chứng trở nên trầm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay các phương pháp được sử dụng phổ biến gồm tán sỏi bằng sóng xung kích, nội soi tán sỏi ngược dòng, phẫu thuật tán sỏi qua da, mổ hở loại bỏ sỏi.

Mặc dù phẫu thuật có thể loại bỏ sỏi một cách nhanh chóng nhưng thực tế tỉ lệ tái phát có thể lên đến 50%, do đó việc điều trị nội khoa tích cực kết hợp lối sống khoa học và các thảo dược tự nhiên vẫn được đánh giá là phác đồ tối ưu nhất hiện nay. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hay liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.kidneyfund.org/kidney-disease/kidney-problems/kidney-stones/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755

https://www.healthline.com/health/kidney-stones

Viết bình luận