Bệnh động kinh

Rối loạn tic: “Điểm danh” 7 nhóm thực phẩm tốt nhất cho trẻ!

Ngày đăng: 27 Tháng Mười Hai, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Một chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là giúp làm giảm nhanh chứng rối loạn tic liên quan đến tật máy giật cơ tại nhiều vị trí. Tuy nhiên chọn thực phẩm nào là tốt, dưới đây là 7 nhóm dưỡng chất dành cho cha mẹ tham khảo.

Thực phẩm giàu Magie – Giảm triệu chứng nháy mắt hiệu quả

Magie giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh trung ương, điều hòa phản ứng của các cơ như cơ mặt, tay, chân… Thiếu hụt Magie có thể khiến trẻ lo lắng, mệt mỏi, stress, thậm chí dẫn đến trầm cảm hay hội chứng rối loạn tic. Kết quả nghiên cứu năm 2018 của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy, những trẻ được bổ sung đầy đủ Magie và vitamin B6 có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng giật mắt, chun mũi, giật tay, chân…

Một số loại thực phẩm giàu Magie mà trẻ rối loạn tic nên bổ sung: Bơ, ca cao, socola đen, lúa mì, yến mạch, bí đao, dưa hấu, các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu (đậu nành rang khô, đậu xanh,…), các loại hạt (hạt lanh, hạt mè, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều…)

Thực phẩm giàu Magie rất tốt cho trẻ rối loạn tic

Vitamin B12 – Cải thiện nhận thức ở trẻ rối loạn tic

Vitamin B12 có tác dụng chống trầm cảm, stress, cải thiện sự tập trung và khả năng nhận thức ở trẻ rối loạn tic. Chúng thường có nhiều trong các thực phẩm như: thịt bỏ, thịt gia cầm, gan động vật, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt…

Hàm lượng vitamin B12 bổ sung mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, cụ thể:

– Trẻ 1 – 3 tuổi: 0.9 mcg/ngày

– Trẻ em 4 – 8 tuổi: 1,2 mcg/ngày

– Trẻ em 9 – 13 tuổi: 1,8 mcg/ngày

– Thanh thiếu niên14 – 18 tuổi: 2,4 mcg/ngày

Vitamin D – Chống trầm cảm, lo lắng ở trẻ rối loạn tic

Thiếu hụt vitamin D gây ảnh hưởng tới tâm trạng của trẻ, khiến trẻ lo lắng, bồn chồn, thậm chí là trầm cảm. Điều này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng ở trẻ rối loạn tic. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D tốt là: dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, gan bò, trứng, ngũ cốc, nấm…

Axit omega 3 –Không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ rối loạn tic

Tại trung tâm nghiên cứu trẻ em ở trường Y Khoa New York, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, bổ sung axit béo omega – 3 có thể làm giảm thiểu những thương tổn não bộ liên quan đến rối loạn tic. Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ rối loạn tic. Nguồn thực phẩm giàu omega – 3 là: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt chia, hạt óc chó, dầu đậu tương, dầu oliu, súp lơ, lòng đỏ trứng…

Trẻ rối loạn tic nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega – 3

Protein – Hạn chế nguy cơ trẻ mắc chứng rối loạn tic

Protein được lấy từ cá, thịt gia cầm, sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, tàu phớ,…), sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, súp lơ xanh, quả chà là, chuối, các loại hạt,… có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, kiểm soát quá trình hình thành, phát triển các tế bào trong cơ thể đồng thời hạn chế nguy cơ mắc chứng rối loạn tic ở trẻ rất tốt.

Hoa lạc tiên – Cải thiện giấc ngủ ở trẻ rối loạn tic

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa lạc tiên có tác dụng an thần giúp trẻ rối loạn tic kiểm soát cảm xúc, hành vi tốt hơn, đồng thời giúp trẻ có thể ngủ ngon giấc. Bạn có thể sử dụng lạc tiên bằng cách pha trà cho trẻ uống hằng ngày.

Trà hoa cúc – Giảm triệu chứng nháy mắt, cải thiện giấc ngủ, chống stress

Từ hàng ngàn đời nay, Hoa cúc vẫn luôn được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ và giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, lo âu quá mức. Gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra một công dụng mới của Hoa cúc đó là “chống co thắt cơ”, điều này giúp cải thiện các triệu chứng giật mắt, chun mũi, giật cơ mặt, tay, chân… ở trẻ rối loạn tic rất tốt.

Trà hoa cúc giúp trẻ rối loạn tic có giấc ngủ ngon hơn

Câu đằng, An tức hương – Bộ đôi thảo dược quý cho trẻ rối loạn tic

Tương tự như cúc hoa, lạc tiên, bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cũng tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, giúp giảm bớt sự căng thẳng, lo âu ở trẻ, đồng thời cải thiện hiệu quả các triệu chứng như nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… Không chỉ vậy, hoạt chất sinh học chiết xuất từ các vị thảo dược này còn giúp cân bằng quá trình dẫn truyền thần kinh dopamine, góp phần cải thiện hội chứng rối loạn tic một cách tự nhiên, bền vững. Cha mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo cho con sử dụng những sản phẩm thảo dược này để hỗ trợ điều trị bệnh thêm hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ rối loạn tic không hề khó, chỉ cần cha mẹ để ý và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với con. Và còn nhiều vướng mắc, đừng quên liên hệ tới số 024.3775.90510972.032.029 các chuyên gia sẽ hỗ trợ trực tiếp giúp bạn!

Có thể bạn quan tâm:

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện chứng rối loạn tic hiệu quả

Các phương pháp điều trị rối loạn tic phổ biến hiện nay

 

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://draxe.com/tourette-syndrome/

https://tourette.ca/the-best-things-to-eat-if-you-have-tourette/

Viết bình luận