Mồ hôi nhiều

Rối loạn thần kinh thực vật – Thông tin bệnh bạn cần biết!

Ngày đăng: 6 Tháng Năm, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Mặc dù khá phổ biến nhưng rối loạn thần kinh thực vật vẫn còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Rất có thể bạn đã từng gặp phải những dấu hiệu của bệnh nhưng lại chẳng hề hay biết. Vậy rối loạn thần kinh thực vật là gì, bệnh có thực sự nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!  

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?

Để biết rối loạn thần kinh thực vật là gì, trước hết bạn cần hiểu về vai trò của hệ thần kinh này đối với cơ thể. Hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ đảm nhiệm chức năng kiểm soát nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt và hoạt động của các tuyến tiết như tuyến mồ hôi, dịch tiêu hóa… Hệ thần kinh thực vật hoạt động một cách tự động và không chịu sự chi phối của ý thức.

Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi hệ thần kinh này bị tổn thương, từ đó gây ra sự xáo trộn các hoạt động sống trong cơ thể mà nó chi phối.

Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật

Tùy từng mức độ nặng của bệnh mà triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như:

– Mồ hôi đổ rất nhiều bất kể thời tiết hay vận động thể lực, mồ hôi ra nhiều nhất về đêm và khi ăn; có trường hợp gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nhiều xen kẽ với những đợt mồ hôi không thoát ra được.

– Hạ huyết áp tư thế đứng; choáng váng chóng mặt khi đứng dậy.

– Đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc nhịp tim ít thay đổi khi vận động.

– Rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chán ăn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…

– Rối loạn chức năng sinh dục: nữ giới bị khô âm đạo, nam giới bị rối loạn cương dương, xuất tinh khó.

– Rối loạn tiết niệu: bí tiểu, tiểu không tự chủ, khó làm rỗng hoàn toàn bàng quang…

– Rối loạn chức năng vận động: yếu cơ, run tay chân…

Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra một số nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, chẳng hạn như:

– Bệnh amyloidosis là sự tích tụ bất thường protein trong các cơ quan làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật.

– Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp… làm tổn thương các dây thần kinh tự chủ.

– Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.

– Tổn thương hệ thần kinh thực vật do chấn thương tủy sống hoặc phẫu thuật.

– Tác dụng phụ của các thuốc điều trị ung thư.

– Các bệnh truyền nhiễm như HIV, Lyme…

Rối loạn thần kinh thực vật có thực sự nguy hiểm?

Rối loạn thần kinh thực vật thường chỉ xuất hiện trong một thời gian và nhanh chóng biến mất khi bạn điều chỉnh lối sống hợp lý. Nhưng có rất nhiều trường hợp do chủ quan không điều trị sớm để bệnh tiến triển thành mạn tính, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống mà thậm chí còn có thể đe dọa tính mạng.   

Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật cần kết hợp giữa thay đổi lối sống khoa học và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Điều trị bằng thuốc tây

Ngoài những thuốc dùng để điều trị các bệnh căn nguyên, người bệnh cần phải dùng thêm các thuốc giải quyết triệu chứng, chẳng hạn như:

– Thuốc cầm tiêu chảy, nhuận tràng để điều trị rối loạn tiêu hóa.

– Thuốc lợi tiểu để giảm kích thích bàng quang, giúp đi tiểu dễ dàng và tự chủ hơn.

– Thuốc trị ra mồ hôi nhiều nhóm cholinergic, chống trầm cảm…

– Thuốc chống loạn nhịp tim

– Thuốc nâng huyết áp

– Thuốc tăng cường chức năng sinh dục như sildenafil, tadalafil…

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật thường phải phối hợp nhiều loại thuốc

Ngoài các loại thuốc kê đơn kể trên, các chuyên gia thần kinh khuyến cáo người bệnh nên kết hợp dùng thêm dùng những sản phẩm chứa thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng đổ mồ hôi nhiều, hồi hộp, lo âu… Liệu pháp tự nhiên này sẽ tác động để làm ổn định hoạt động của toàn hệ thống thần kinh giao cảm, nhờ đó giúp làm giảm các triệu chứng một cách tự nhiên, bền vững.

Lối sống khoa học của người bị rối loạn thần kinh thực vật

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng thiết lập sự ổn định của hệ thần kinh tự chủ. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn:

– Về chế độ ăn uống: Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá; hạn chế ăn các món chứa nhiều gia vị cay. Uống đủ nước và bổ sung nhiều chất xơ, khoáng chất từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để giảm bớt triệu chứng khó tiêu, táo bón và giảm mệt mỏi.

– Về luyện tập: nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập giúp điều chỉnh tâm lý, cảm xúc tốt như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…

Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về rối loạn thần kinh thực vật và những lưu ý trong điều trị để sớm đạt được kết quả như mong muốn. Mặc dù tổn thương thần kinh thực vật không thể tự hồi phục nhưng việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ngăn chặn bệnh tiến triển thành mạn tính. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài – zalo 0972.032.029 để được trợ giúp.  

Xem thêm:

Thông tin về Hòa Hãn Linh – sản phẩm chứa Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du

Ra nhiều mồ hôi – cảnh báo rối loạn thần kinh thực vật

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/autonomic-dysfunction

Viết bình luận