Mồ hôi nhiều

Ra nhiều mồ hôi – cảnh báo rối loạn thân kinh thực vật

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
5/5 - (3 bình chọn)

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy nóng bừng và toát mồ hôi. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường giúp làm mát cơ thể nhưng việc đổ mồ hôi quá mức lại khiến chúng ta luôn khó chịu.

Mồ hôi nhiều và những bất lợi thường gặp

Đổ mồ hôi đầu, mặt: Thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, chị em phụ nữ sợ nhất điều này bởi trang điểm càng nhiều, càng đậm thì khi mồ hôi ra khiến khuôn mặt càng khó coi, làm tăng thêm cảm giác bối rối và tự ti.

Đổ mồ hôi náchĐây thực sự là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ khi mắc căn bệnh này, mồ hôi gây ướt và làm bẩn áo – là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến nách nặng mùi nên dễ gây cho bệnh nhân những ức chế về tâm lý.

Đổ mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay không những gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp mà còn khiến bệnh nhân ngại tiếp xúc với người khác, đặc biệt như giới doanh nhân thường xuyên giao tiếp, bắt tay khi gặp đối tác. Với lứa tuổi học trò mồ hôi tay gây khó khăn cho việc cầm bút hay làm ướt vở viết.

Đổ mồ hôi chân: mồ hôi ra nhiều ở lòng bàn chân đọng lại tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi, cảm giác bàn chân luôn bí bách khi phải đi giày.

Mồ hôi nhiều khiến chúng ta mất tự tin trong cuộc sống

Mồ hôi nhiều khiến chúng ta mất tự tin trong cuộc sống

Theo các chuyên gia thần kinh học, bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường nhưng nếu mồ hôi ra quá nhiều trong thời gian dài lại là dấu hiệu cảnh báo của sự rối loạn thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật luôn vận hành theo kiểu không ai giống ai, nhất là khi hoạt động quá mức làm tăng giải phóng Acetylcholin, một chất dẫn truyền thần kinh trung ương kích thích bài tiết mồ hôi bất kể nhiệt độ, thời tiết, khi cần khô thì lại ướt đầm đìa kèm theo tinh thần mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh gây bất tiện đủ điều trong cuộc sống.

Dựa trên nguyên lý “chữa bệnh chữa tận gốc” của y học Phương Đông, một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng thảo dược như Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông, Taurin, Magne Clorua… giúp bảo vệ bề mặt da, săn se lỗ chân lông, tác động trực tiếp vào trung khu thần kinh, làm giảm sự hoạt động quá mức của hệ giao cảm nhằm kiểm soát hiệu quả việc điều tiết mồ hôi. Cần lưu ý là bệnh ra mồ hôi càng để lâu càng nặng, dễ trở thành căn bệnh mạn tính khó điều trị như nhiều thanh niên hoặc người lớn tuổi hiện nay đang mắc phải. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu phương pháp điều trị cho con càng sớm càng tốt và phải kiên trì theo đúng liệu trình để đạt được kết quả mong muốn.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

 

Viết bình luận