Tăng tiết mồ hôi bất thường có thể liên quan đến sự thiếu hụt của một số loại vitamin, nguyên tố vi lượng hoặc hormone trong cơ thể. Hãy đọc ngay bài viết này để nhận biết được bệnh ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì và bổ sung kịp thời.
Mục lục
Tình trạng đổ mồ hôi nhiều đã được báo cáo ở cả trẻ em và người lớn bị thiếu hụt vitamin D và Canxi, phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh. Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi và lắng đọng canxi vào xương, vì vậy mà thiếu vitamin D thường đi kèm với thiếu Canxi.
Trẻ thiếu vitamin D và canxi thường bị đổ mồ hôi trộm nhiều ở đầu, gáy, cổ, lưng, tay chân khi ngủ, ngủ không sâu, hay bị thức giấc, quấy khóc đêm, rụng tóc hình vành khăn, chậm phát triển, chậm mọc răng…
Còn với người lớn, dấu hiệu điển hình là ra mồ hôi trộm, đau mỏi cơ, đau lưng, yếu xương, loãng xương, trầm cảm, mệt mỏi…
Ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì? – Có thể là thiếu vitamin D và canxi
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, trong đó có hệ thần kinh thực vật là nơi chi phối bài tiết mồ hôi toàn cơ thể. Vì vậy, thiếu vitamin B12 có thể là một đáp án cho câu hỏi ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì.
Theo các nhà khoa học, thiếu hụt vitamin B12 có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, kích thích hệ giao cảm, dẫn đến tăng tiết mồ hôi. Một nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Regina, Canada cũng nhận thấy tình trạng đổ mồ hôi đêm ở bệnh nhân bị thiếu vitamin B12 và biểu hiện này đã thuyên giảm khi bổ sung vitamin B12.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của thiếu vitamin B12 là thiếu máu, tê bì chân tay, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, da xanh xao, lưỡi sưng và viêm, rối loạn tiêu hóa…
Khoảng 75% phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh bị đổ mồ hôi đêm. Theo các nhà khoa học, sự sụt giảm nồng độ hormon sinh dục là estrogen và progesterone đã ảnh hưởng đến việc điều chỉnh thân nhiệt, gây ra những cơn bốc hỏa kèm ra mồ hôi nhiều.
Vì vậy, đây là một nguyên nhân cần nghĩ đến cho câu hỏi “ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì” nếu xảy ra ở phụ nữ trung tuổi (từ 40 tuổi) kèm theo các dấu hiệu như bốc hỏa, giảm ham muốn, da khô, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt… Ngoài ra, nam giới trong giai đoạn mãn dục cũng có thể bị đổ mồ hôi nhiều.
Lượng đường (glucose) trong máu thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật, cụ thể nó làm tăng giải phóng adrenaline gây hưng phấn thần kinh dẫn đến vã mồ hôi nhiều.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác khi bị hạ đường huyết là run tay chân, đói cồn cào, đuối sức, mệt lả, chóng mặt, tim đập nhanh, da tái nhợt…
Cơ thể thiếu hormone insuline là một nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh này thường đổ mồ hôi nhiều ở phần trên cơ thể, từ bụng trở lên.
Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi bất thường này có thể là do hạ đường huyết khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường hoặc do hệ thần kinh thực vật bị tổn thương vì lượng đường trong máu quá cao.
Ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì? – Có thể là thiếu insulin trong bệnh tiểu đường
Nếu bạn còn băn khoăn chưa rõ ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì? Và cần bổ sung gì để giảm mồ hôi, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại/zalo 0972032029 để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị.
Việc thiếu hụt chất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số những trường hợp bị ra nhiều mồ hôi, thực tế, rối loạn thần kinh thực vật mới là nguyên nhân chính của chứng tăng tiết mồ hôi. Nếu mắc bệnh này, bạn có thể đổ mồ hôi tại bất cứ nơi nào trên cơ thể trong thời gian dài và hay có cảm giác hồi hộp, lo lắng.
Ngoài ra, ra nhiều mồ hôi bất thường cũng có thể do một số bệnh lý như cường giáp, nhiễm trùng, ung thư, bệnh tim, rối loạn lo âu… Vì vậy, bạn nên đi khám để biết chính xác ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì hay là do bệnh lý gì để mà điều trị đúng hướng.
– Bổ sung đủ dưỡng chất: Nếu ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì đó thì bạn chỉ cần bổ sung đầy đủ, mồ hôi sẽ giảm, chẳng hạn như:
+ Do thiếu vitamin D3, canxi: Nên ăn nhiều tôm, cua, đậu nành, phô mai, sữa, rau lá màu xanh đậm… và tắm nắng (với trẻ sơ sinh).
+ Do thiếu vitamin B12: Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám, cá ngừ, cá hồi, gan… giàu vitamin B12.
+ Do mãn kinh: Đậu nành, mầm đậu nành, rau họ cải, hạt lanh, bơ… là những thực phẩm bổ sung estrogen tốt cho cơ thể.
+ Do bệnh tiểu đường: Điều trị bằng bổ sung insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sỹ.
– Sử dụng thảo dược: Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ… là những thảo dược có tác dụng giảm tiết mồ hôi rất vì có khả năng ổn định hệ thần kinh thực vật, ngăn chặn tuyến mồ hôi tăng tiết quá mức và giảm lo âu, căng thẳng. Do đó, người bệnh mồ hôi nhiều nên sử dụng sản phẩm chứa các thành phần này.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Để giảm tiết mồ hôi hiệu quả, bạn cần hạn chế thực phẩm cay nóng, cà phê, bia, rượu, trà đặc…, ăn nhiều rau củ quả và uống đủ nước.
– Thư giãn tinh thần: Bạn nên ngồi thiền hoặc tập yoga, các bài tập thở để cho tâm trạng thoải mái, thư thái, điều này cũng giúp hạn chế mồ hôi bài tiết.
Xem thêm:
Viên uống thảo dược giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả
Chế độ ăn dành cho người bị ra nhiều mồ hôi
Ra nhiều mồ hôi là thiếu chất gì sẽ không còn là mối bận tâm quá lớn khi bạn nắm rõ được các dấu hiệu nhận biệt và cách khắc phục. Tuy nhiên, tình trạng này có thể liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn, vì vậy, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán chính xác nhất.
Dược sỹ Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
Tin liên quan
Viết bình luận