Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh thường rất đa dạng, đa phần diễn ra trong thời gian ngắn, kèm theo nhiều triệu chứng không điển hình, do vậy nếu cha mẹ không quan sát kỹ sẽ rất dễ bỏ sót. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh về biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử trí tốt nhất!
Mục lục
Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng và tùy nguyên nhân cũng sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:
– Sốt cao co giật: Khoảng 4% trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi có cơn co giật do sốt cao (>38.9 độ C) với biểu hiện đảo mắt, co cứng, co giật tay chân, thậm chí là toàn thân. Cơn co giật do sốt nếu chỉ xảy ra vài lần sẽ không gây nguy hại gì cho trẻ, nhưng nếu tái phát nhiều lần, trẻ có nguy cơ gặp di chứng động kinh về sau rất khó kiểm soát.
Trẻ sơ sinh có thể bị co giật tay chân hoặc toàn thân khi sốt cao
Nếu con bạn có biểu hiện co giật, hãy sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Ngoài ra, bạn có thể chủ động liên hệ với chúng tôi qua số 024.3775.9051 – 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn.
– Co giật sơ sinh lành tính: Cơn co giật kéo dài khoảng 2 phút, xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh, thường biến mất khi trẻ lớn hơn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
– Rối loạn chuyển hóa: Hạ canxi huyết, tăng hoặc giảm đường huyết quá mức,… có thể khiến trẻ bị co giật, thường gặp ở trẻ sau 3 ngày sinh. Nếu sớm phát hiện và điều trị, tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ.
– Co thắt ở trẻ sơ sinh (Hội chứng West): Một dạng động kinh hiếm gặp thường xảy ra trong giai đoạn từ 4 – 8 tháng tuổi. Trẻ có biểu hiện uốn cong người về phía trước hoặc cong lưng trong khi tay chân co cứng lại. Cơn co thắt này có xu hướng xảy ra khi trẻ thức dậy, bắt đầu vào giấc ngủ hoặc sau khi ăn. Trẻ sơ sinh có thể có hàng trăm cơn co thắt mỗi ngày.
– Co giật, động kinh khu trú: Trẻ có biểu hiện co thắt hoặc co cứng ở một nhóm cơ, chẳng hạn như ngón tay, cánh tay hoặc chân kèm theo đó là tình trạng đổ mồ hôi, nôn mửa, da xanh tím, la hét, khóc và mất ý thức.
– Co giật, động kinh toàn thể: Toàn bộ cơ thể trẻ bị co cứng, co giật kèm theo biểu hiện trợn mắt, sùi bọt mép.
– Cơn co giật Tonic: Các bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trẻ bị co cứng trong một thời gian ngắn.
– Cơn co giật Myoclonic: Một nhóm cơ thường ở vai, cổ, cánh tay,… bắt đầu co giật thành từng đợt, vài cơn một ngày.
Một số trường hợp rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh bao gồm:
– Phản xạ Moro: Phản xạ này diễn ra khá đột ngột, trẻ hít mạnh, mở rộng cánh tay và chân ra khỏi người, co mình tức thì, sau đó kéo chúng lại với nhau và cuối cùng hạ tay xuống. Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh.
– Hiện tượng giật mình, run rẩy chân tay: Xảy ra khi trẻ ngủ nhưng không được chặn gối quanh người khiến trẻ giật mình và có những cử động run rẩy tay chân. Đây là một phản xạ rất bình thường ở trẻ nên cha mẹ có thể yên tâm.
Phản xạ Moro rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị co giật
Dù trẻ co giật do bất cứ nguyên nhân gì, cha mẹ cũng cần bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu nhanh dưới đây để giúp con tránh mọi rủi ro có thể xảy ra:
– Loại bỏ những vật sắc, nhọn xung quanh nơi trẻ nằm để tránh gây tổn thương cho trẻ.
– Kê một gối mềm dưới đầu trẻ và nhẹ nhàng đặt trẻ nghiêng sang một bên để tránh đờm, dãi, chất nôn,… chảy ngược vào thực quản gây khó thở.
– Nới lỏng khuy áo hoặc cởi bớt khóa quần (nếu có) để giúp trẻ thoải mái, dễ thở hơn.
– Tuyệt đối không cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ và không cố gắng kìm kẹp, giữ cơ thể trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị trật khớp, gãy xương.
Chăm sóc trẻ sau cơn co giật
Cha mẹ cũng cần sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời. Nếu cơn co giật chỉ xảy ra vài lần và đã được chẩn đoán là do sốt cao, co giật lành tính hoặc rối loạn chuyển hóa,… thì không gây bất cứ nguy hiểm gì cho trẻ, cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất đầy đủ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Còn trong trường hợp, cơn co giật tái diễn thường xuyên, kèm theo kết quả đo điện não đồ bất thường thì trẻ có nguy cơ cao bị bại não hoặc động kinh. Đây là những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, não bộ và sự phát triển của trẻ cần điều trị sớm.
Ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ những thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, hỗ trợ gia tăng GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ cơn co giật do nhiều nguyên nhân như sốt cao, động kinh, tổn thương não bộ, bất thường cấu trúc não rất hiệu quả.
Thảo dược An tức hương, Câu đằng giúp giảm cơn co giật ở trẻ hiệu quả
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh hiệu quả
Hướng dẫn cách chẩn đoán co giật, động kinh chính xác
Mặc dù khá khó để nhận biết biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh nhưng nếu để ý kỹ hơn, cha mẹ vẫn có thể phán đoán và đưa ra nhận định chính xác cho tình trạng của trẻ, từ đó có hướng xử trí kịp thời giúp con phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.
Ds Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsy.com/learn/seizures-youth/about-newborns-and-infants/seizures-newborns
https://www.epilepsy.com/learn/seizures-youth/about-newborns-and-infants/seizures-newborns
https://www.parents.com/baby/health/other-issues/signs-of-seizures-in-babies/
Tin liên quan
Viết bình luận