Có rất nhiều trẻ mắc bệnh động kinh từ khi còn rất nhỏ, bắt buộc phải dùng thuốc tây điều trị dài ngày khiến trẻ trở nên chậm chạm, phát triển kém hơn so với những bạn bè cùng trang lứa. Nhiều phụ huynh còn lo lắng không biết rằng, bệnh động kinh có ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ hay không? Và liệu có cách nào để hạn chế những ảnh hưởng này? Cùng tìm hiểu câu trả lời của chuyên gia trong bài viết sau.
Mục lục
Bất kỳ dạng co giật, động kinh nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến trí tuệ của người bệnh. Cơn co giật, động kinh càng nhiều, vùng não bộ bị tổn thương càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến trí tuệ cũng sẽ nhiều lên. Với động kinh toàn thể, hầu hết các khu vực não bộ đều bị ảnh hưởng, trong khi động kinh cục bộ chỉ gây tổn thương một phần của não. Dưới đây là những ảnh hưởng rõ nhất của bệnh tới trí tuệ của trẻ:
Não bộ được chia làm 5 thùy trong đó thùy thái dương và thùy trán là hai bộ phận quan trọng, nắm giữ vai trò ghi nhớ từ những ký ức, kỉ niệm, câu chuyện, đến tên tuổi hay hình ảnh khuôn mặt của một người nào đó… Nếu co giật, động kinh xuất phát từ những khu vực này, người bệnh thường gặp khó khăn khi nhớ từ ngữ, khó diễn đạt suy nghĩ của chính mình.
Động kinh thùy thái dương cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ ngay cả khi đã kiểm soát cơn co giật. Ngoài ra, sự mất tập trung, chú ý, thiếu ngủ, mệt mỏi,… do bệnh động kinh cũng có thể khiến trí nhớ trẻ giảm sút.
Bệnh động kinh có thể gây suy giảm trí nhớ
Với người bệnh động kinh, nhất là động kinh thùy trán, họ thường gặp nhiều khó khăn với các kỹ năng đọc, nói, hiểu nghĩa câu từ,… Ngoài ra chính những yếu tố tâm lý, mặc cảm tự ti cũng khiến người bệnh động kinh thấy chán nản và không muốn tiếp nhận những kiến thức mới.
Động kinh thùy trán có thể gây gián đoạn sự kết nối giữa các vùng trong não bộ, khiến người bệnh gặp khó khăn khi lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp công việc, càng khó khăn hơn khi bạn muốn hành động theo ý muốn của mình một cách logic.
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn co giật và vùng não tổn thương, thuốc điều trị động kinh cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới trí tuệ của người bệnh. Thuốc gây tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung,… làm cản trở quá trình học tập, tiếp thu kiến thức, từ đó giảm khả năng tư duy logic của trẻ.
Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng tư duy của trẻ
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ các cơn co giật và thuốc chống động kinh tới trí tuệ của người bệnh, các chuyên gia khuyến cáo:
– Tuân thủ sử dụng thuốc chống động kinh theo đúng chỉ định, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc. Khi điều trị đến giai đoạn ổn định, bệnh kiểm soát tốt, các bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh thuốc ở mức phù hợp hoặc kê thêm thuốc bổ não để hỗ trợ.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược: Câu đằng là một thảo dược quý, được chứng minh là có khả năng kích thích não bộ sản sinh GABA, ổn định dẫn truyền thần kinh nhờ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả. Sự có mặt của Câu đằng trong các sản phẩm bổ não chứa Taurine, không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả, mà còn giúp tăng cường chức năng não bộ, góp phần cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ.
– Tăng cường thực phẩm giàu omega 3 như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó, hạt lanh, dầu oliu…
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc nhằm tăng cường sự tập trung chú ý và cải thiện khả năng ghi nhớ.
– Tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: Yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm…
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại di động… trong thời gian quá dài.
– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác bởi chúng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự tập trung và khiến cơn co giật tăng lên nhiều hơn.
– Sử dụng biện pháp lặp lại, tức là nếu người bệnh hay quên hoặc khó khăn khi dung nạp kiến thức mới, hãy nhắc lại nhiều lần, dùng những hình ảnh trực quan để giúp người bệnh dễ hiểu, ghi nhớ tốt hơn.
Qua bài viết trên, hi vọng các bạn độc giả đã có thể tự tìm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Bệnh động kinh có ảnh hưởng đến trí tuệ không?”, đồng thời có thể lựa chọn những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện trí nhớ, khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp!
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.epilepsy.com/article/2014/3/types-language-problems-epilepsy
https://www.epilepsy.com/article/2014/3/epilepsy-impact-life-child
https://www.epilepsy.com/learn/challenges-epilepsy/thinking-and-memory/thinking-memory-and-epilepsy
https://www.epilepsysociety.org.uk/how-epilepsy-can-affect-memory#.W-JbKNUzbIV
Tin liên quan
Viết bình luận