Mồ hôi nhiều

Người ra nhiều mồ hôi – Dấu hiệu bệnh lý không thể xem nhẹ!

Ngày đăng: 8 Tháng Mười, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Người ra nhiều mồ hôi một cách bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu biết cách can thiệp điều trị sớm thì bệnh tìm mới cải thiện được. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp khắc phục dứt điểm tình trạng này như thế nào? Cùng khám phá câu trả lời ngay tại bài viết này.

Người ra nhiều mồ hôi là bệnh gì?

Đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết nóng bức, tập luyện thể thao hoặc vận động gắng sức là hoạt động sinh lý bình thường giúp làm mát cơ thể. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người lượng mồ hôi tiết ra nhiều một cách bất thường, khó kiểm soát. Nguyên nhân có thể nằm trong một số trường hợp sau:

– Rối loạn thần kinh thực vật: là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều phổ biến nhất. Lúc này, hệ thần kinh thực vật điều khiển hoạt động bài tiết mồ hôi bị kích thích quá mức. Bệnh thường xuất hiện sớm, có tính di truyền và vị trí tăng tiết mồ hôi thường đối xứng nhau như hai bàn tay, hai bàn chân, hai nách hoặc toàn thân.

– Bệnh tim mạch: Toát mồ hôi, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi,… có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực nguy hiểm cần được cấp cứu ngay.

– Cường giáp: Người bệnh bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, run tay chân, tim đập nhanh, mắt lồi, sụt cân nhanh,…

– Thay đổi nội tiết: Hay gặp ở phụ nữ trung tuổi do sụt giảm nội tiết tố nữ estrogen khiến tuyến mồ hôi tăng hoạt động, kèm theo đó là những cơn bốc hỏa, mất ngủ, rụng tóc,…

Ra nhiều mồ hôi, bốc hỏa có thể là biểu hiện của thời kỳ mãn kinh

– Rối loạn đường huyết: Hàm lượng đường trong máu tăng cao (bệnh tiểu đường) hoặc hạ xuống thấp đều có thể là tác nhân kích thích mồ hôi tiết nhiều hơn.

– Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là lao gây đổ mồ hôi nhiều kèm các dấu hiệu khác như sốt về chiều tối, ho kéo dài, sụt cân nhanh,…

– Bệnh ung thư: Ra mồ hôi nhiều bất thường có thể là triệu chứng của một số bệnh ung thư như u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu, u tế bào ưa crom… 

Giải pháp khắc phục khi bị ra nhiều mồ hôi

Dưới đây là ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị mồ hôi nhiều phổ biến hiện nay:

Sử dụng thuốc tây

Thường sử dụng thuốc trị mồ hôi nhiều dạng uống như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta,… Những thuốc này có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm, giảm tiết mồ hôi toàn thân. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị khô miệng, táo bón, nhìn mờ, bí tiểu, nhịp tim chậm,… do đó chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, một số sản phẩm bôi xoa ngoài da chứa muối nhôm có tác dụng giảm mồ hôi tại chỗ, phù hợp cho trường hợp bị đổ mồ hôi ở những vùng da nhỏ như tay, chân, nách,… nhưng cũng không nên dùng thường xuyên, tránh bị kích ứng da.

Thảo dược tự nhiên trị mồ hôi nhiều

Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ là những thảo dược nổi tiếng trong điều trị mồ hôi nhiều. Nhờ công dụng liễm hãn, se nhỏ lỗ chân lông, tăng sức đề kháng da, các thảo dược này sẽ giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả và bù nước, bổ sung chất dịch cho cơ thể.

Nghiên cứu tại Đại học Bundelkhand, Ấn Độ còn cho thấy, Thiên môn đông có khả năng ức chế hệ thần kinh giao cảm – tác động trực tiếp vào căn nguyên gây tăng tiết mồ hôi. Thực nghiệm lâm sàng của Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cũng chứng minh, Hoàng Kỳ giúp giảm chứng ra mồ hôi trộm và cải thiện tốt tinh thần cho người bệnh.

Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo sử dụng những sản phẩm hỗ trợ trị mồ hôi lành tính bào chế từ các thảo dược này để cải thiện tình trạng mồ hôi nhiều đang gặp một cách an toàn, hiệu quả.

Xem thêm:

Khám phá công dụng của 3 vị thuốc nam trị mồ hôi nhiều hiệu quả

Sản phẩm hỗ trợ trị mồ hôi nhiều từ Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ

Điều trị mồ hôi nhiều an toàn, hiệu quả bằng thảo dược

Điện di ion

Phương pháp này chủ yếu được dùng trong điều trị mồ hôi tay, chân, nách bằng cách sử dụng dòng điện một chiều cường độ thấp chạy qua dung dịch điện di để ức chế tạm thời tuyến mồ hôi hoạt động. Thời gian điện di khoảng 20 – 30 phút, thực hiện 3 – 4 lần/tuần, sau đó duy trì 1 – 2 lần/tuần.

Điện di ion không phù hợp cho phụ nữ mang thai, người cấy ghép thiết bị kim loại trong cơ thể, người bệnh tim mạch, động kinh.

Tiêm botulinum

Tương tự điện di ion, tiêm botulinum chỉ áp dụng được với những vùng da nhỏ như tay, chân, nách, mặt,… Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm nhiều mũi botulinum liên tiếp dưới da để làm tê liệt tạm thời dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi bài tiết, hiệu quả kéo dài khoảng 4 – 6 tháng. Botulinum có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhìn mờ, đau, yếu cơ nơi tiêm,…

Cắt hạch thần kinh giao cảm

Các hạch giao cảm nằm ở ngực là nơi trung gian tiếp nhận tín hiệu điều khiến tuyến mồ hôi bài tiết, chúng sẽ bị loại bỏ qua phẫu thuật nội soi. Sau phẫu thuật, mồ hôi tay và nách giảm khá tốt, tuy nhiên người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng như tăng tiết mồ hôi bù trừ ở thân dưới (lưng, bụng, đùi, chân…), đau ngực, chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh…, do vậy, không nên vội vàng quyết định cắt hạch giao cảm nếu không thể chấp nhận được hậu quả mà phương pháp này gây ra.

Cắt hạch giao cảm trị mồ hôi nhiều còn tồn tại nhiều biến chứng

Lối sống khoa học giúp giảm mồ hôi nhiều hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh nên kết hợp thực hiện theo một số lời khuyên hữu ích dưới đây để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất:

– Hạn chế những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt, tỏi, gừng, mù tạt,…

– Uống nhiều nước tối thiểu 1,5 – 2 lít/ngày để làm mát cơ thể và bù lượng nước mất đi qua mồ hôi.

– Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm có tính mát như đậu đỏ, sắn dây,…

– Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát và làm từ những chất liệu thấm mồ hôi tốt như cotton tự nhiên, bông, lanh,…

– Hạn chế căng thẳng, lo nghĩ nhiều, thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc nhẹ, tập thiền, hít thở sâu, yoga,…

Khi nhận thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi bất thường, bạn không nên chủ quan, hãy thăm khám để biết chính xác nguyên nhân, đồng thời thực hiện theo những hướng dẫn trong bài viết trên để giúp sớm cải thiện tình trạng này. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm: Ra nhiều mồ hôi có tốt không? – Lợi ích và tác hại của mồ hôi

Ds Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperhidrosis/symptoms-causes/syc-20367152

Viết bình luận