Đổ mồ hôi là phản ứng đào thải nhiệt tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng mang lại lợi ích tích cực như mong muốn. Vậy ra mồ hôi nhiều có tốt không? Liệu có phải bệnh lý gì nguy hiểm? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Vai trò sinh lý của mồ hôi
Bài tiết mồ hôi là điều kiện cần thiết để cơ thể duy trì hoạt động sống bình thường, mồ hôi có vai trò:
– Giúp đào thải nhiệt lượng, làm mát cơ thể để duy trì thân nhiệt ổn định.
– Loại bỏ độc tố, các chất thải chuyển hóa dư thừa ra khỏi cơ thể như kim loại nặng, amoniac, cồn, cholesterol, muối,…
– Tăng cường chức năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
– Duy trì độ ẩm cho da, rửa trôi bụi bẩn và tiêu diệt một số loại vi khuẩn trên da bởi trong mồ hôi chứa một số chất kháng sinh tự nhiên như dermcidin.
– Cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác sảng khoái, giảm stress, lo lắng.
Bài tiết mồ hôi là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể sống
Tác hại của đổ mồ hôi nhiều
Ra nhiều mồ hôi không chỉ làm gián đoạn sinh hoạt thường ngày mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần:
– Gây bệnh ngoài da: Khi mồ hôi tiết quá nhiều, bề mặt da luôn ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển kết hợp bụi bẩn tích tụ làm bít tắc lỗ chân lông, gây các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, mụn nhọt, viêm da, viêm lỗ chân lông, phát ban,…
– Mệt mỏi do mất nước, điện giải: Thành phần chính của mồ hôi là nước và một số chất điện giải quan trọng như Na, Ca, K,… do vậy, khi mồ hôi ra quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị choáng váng, đau đầu, tụt huyết áp.
– Mắc bệnh lý hô hấp: Đổ mồ hôi khiến thân nhiệt hạ nhanh khi gặp điều kiện thời tiết lạnh hoặc trẻ em sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh đường hô hấp.
– Làm mất tự tin: Cảm giác bất tiện, xấu hổ, ngượng ngùng là vấn đề lớn mà bất cứ ai bị ra nhiều mồ hôi cũng trải qua, khiến người bệnh nhiều phen lúng túng trong giao tiếp và sinh hoạt.
Đổ nhiều mồ hôi là dấu hiệu bệnh lý cần lưu tâm
– Rối loạn thần kinh thực vật: Là hệ thần kinh chỉ huy hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể, bệnh thường khởi phát từ trẻ và có khoảng 5% dân số thế giới bị đổ mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật.
– Bệnh tim mạch: Vã mồ hôi kèm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc…
– Thay đổi nội tiết: Phụ nữ trung tuổi thường bị bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm do sụt giảm nội tiết tố nữ trong thời kỳ mãn kinh.
– Ung thư: Hay gặp trong u lympho không Hodgkin, bệnh bạch cầu… kèm theo sốt, sụt cân, mệt mỏi.
– Bệnh lý khác: Rối loạn lo âu, cường giáp, tiểu đường, nhiễm trùng, lao phổi, bệnh gút…
Như vậy, ra nhiều mồ hôi có tốt không sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, nếu lượng mồ hôi vượt quá mức cho phép, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, khi đó bạn cần đi khám để xác định chính xác căn nguyên và có hướng khắc phục phù hợp.
Ngoài điều trị tốt bệnh lý nền, để giảm tiết mồ hôi một cách nhanh chóng, tối ưu nhất và kiểm soát tốt lượng mồ hôi trong giới hạn bình thường, người bệnh cần kết hợp:
Thực hiện lối sống khoa học
– Bỏ thuốc lá, tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực, trà đặc,…
– Tránh các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, mù tạt,…
Tránh ăn các loại gia vị, đồ ăn cay nóng khi bị ra nhiều mồ hôi
– Hạn chế lo nghĩ, căng thẳng nhiều, tránh thức khuya, giữ tinh thần luôn thư giãn.
– Uống đủ nước tối thiểu 8 – 10 cốc/ngày, bổ sung thêm nước ép rau củ tươi giàu vitamin, chất khoáng.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B như gạo lứt, yến mạch, đậu đỗ, rau lá xanh đậm, hải sản,…
– Lên kế hoạch giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
Dùng viên uống giúp giảm tiết mồ hôi từ thảo dược
Từ lâu, một số vị thảo dược Đông y đã cho thấy những lợi ích tuyệt vời giúp ngăn tiết mồ hôi hiệu quả, tiêu biểu như Sơn thù du, Hoàng kỳ, Thiên môn đông. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu từ đó chứng minh rõ ràng được các tác dụng nổi bật sau:
– Sơn thù du: Làm thu nhỏ lỗ chân lông và ức chế dòng ion Ca2+ đi vào tế bào, ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu thần kinh chỉ huy hoạt động của tuyến mồ hôi, từ đó kìm hãm bài tiết mồ hôi khi hệ giao cảm bị kích thích, theo kết quả nghiên cứu tại Đại học Y Hồ Bắc, Trung Quốc.
– Hoàng kỳ: Giảm căng thẳng, lo lắng và giúp da khỏe hơn. Thực nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Nhi khoa Thượng hải cho thấy, người bệnh sử dụng dịch chiết Hoàng kỳ đã giảm đáng kể lượng mồ hôi trộm chỉ sau 1 liệu trình.
– Thiên môn đông: Nghiên cứu tại Đại học Bundelkhand, Ấn Độ chứng minh, Thiên môn đông giúp điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật là căn nguyên chính gây tăng tiết mồ hôi, đồng thời bổ sung nước cho cơ thể.
Chính vì vậy, để đạt hiệu quả giảm tiết mồ hôi tối ưu và bền vững nhất, người bệnh nên chọn những sản phẩm hỗ trợ dạng viên uống chứa đầy đủ cả 3 thảo dược Sơn thù du, Hoàng kỳ, Thiên môn đông. Đây cũng chính là giải pháp đang nhận được những phản hồi rất tích cực từ hầu hết người sử dụng hiện nay.
Xem thêm:
Sản phẩm hỗ trợ điều trị mồ hôi nhiều từ Sơn thù du, Hoàng kỳ, Thiên môn đông
Ra nhiều mồ hôi – Nguyên nhân và giải pháp trị hiệu quả
Đến đây chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời mong muốn cho vấn đề “Ra nhiều mồ hôi có tốt không?” cũng như biết cách để khắc phục hiệu quả tình trạng tăng tiết mồ hôi đang gặp phải. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ đến số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn giải đáp.
Ds Hà Thư
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.sweatblock.com/blog/benefits-of-sweating/
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/common-complications-of-hyperhidrosis
Tin liên quan
Viết bình luận