Mồ hôi nhiều

Mồ hôi nhiều và những câu hỏi thường gặp

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
4.3/5 - (6 bình chọn)

Tăng tiết mồ hôi là chứng bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi. Mặc dù không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện và mất tự tin trong cuộc sống. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp cùng lời tư vấn của các chuyên gia y tế trong Hội chống tăng tiết mồ hôi tại Anh.

Nguyên nhân chính gây bệnh mồ hôi nhiều là gì?

Bệnh ra mồ hôi nhiều chia làm 2 loại: mồ hôi nhiều nguyên phát và mồ hôi nhiều thứ phát. Khoảng 3% dân số là bị tăng tiết mồ hôi nguyên phát, bắt nguồn từ rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm, đặc biệt là ở trẻ em tuổi thanh thiếu niên. Thông thường, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn khi gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, hoặc khi hoạt động thể thao quá mức. Lúc này hiện tượng tăng tiết mồ hôi sẽ không có gì đáng lo ngại vì chúng là cơ chế sinh lý bình thường để điều hòa thân nhiệt, làm mát cơ thể. Nhưng với người mắc bệnh, hạch giao cảm làm việc quá mức khiến cơ thể tiết mồ hôi gấp đến 4-5 lần người bình thường.

Ngoài ra, một số người bị ra mồ hôi nhiều thứ phát liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, bệnh tuyến giáp, tác dụng phụ của một số thuốc như trầm cảm, rối loạn lo âu…

Mồ hôi nhiều có di truyền không?

Mồ hôi nhiều có thể bị di truyền nếu như tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị hoặc ông bà đã từng mắc phải chứng bệnh này. Khoảng một phần ba số bệnh nhân là do di truyền.

Tại sao mồ hôi nhiều thường xuất hiện ở bàn tay, chân và nách?

Mồ hôi nhiều có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ vị trí nào trên cơ thể, chẳng hạn như vùng da đầu, mặt, lưng cổ, nách, bẹn, chân tay hoặc thậm chí là toàn thân.

Tuy nhiên ở lòng bàn tay, chân và nách là những nơi chứa nhiều tuyến mồ hôi hơn cả nên không khó để lý giải rằng có những người chỉ xuất hiện mồ hôi ở đó. Mồ hôi nhiều nguyên phát thường thể hiện triệu chứng một cách đối xứng, tức là đổ mồ hôi ở cả 2 bàn tay, 2 chân… 

Ở một số trường hợp, ngoài bị tăng tiết mồ hôi người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, lo lâu, thân nhiệt giảm, sợ lạnh, cơ thể giảm sức đề kháng.

Mồ hôi nhiều có thể khiến khổ chủ vô cùng khó chịu

Làm sao để biết mình có bị mồ hôi nhiều hay không?

Khi đi khám, bạn sẽ được làm một “thử nghiệm về mồ hôi”. Bác sĩ có thể dùng 1 chiếc khăn giấy hoặc dung dịch iot đắp lên bề mặt da để xem có bao nhiêu lượng mồ hôi được hấp thụ. Tất nhiên kết quả này không phải là dữ liệu để chẩn đoán chính xác. Bạn có thể cần thực hiện kiểm tra thêm một số xét nghiệm khác nữa, kèm theo đó là những câu hỏi test, chẳng hạn như: Bạn bị ra mồ hôi nhiều từ khi nào? Trước đây có từng trải qua căng thẳng tâm lý hoặc mắc một bệnh nào khác hay không?

Mồ hôi nhiều có thể chữa khỏi được không?

Không phải trường hợp nào cũng có thể chữa khỏi hoàn toàn được chứng bệnh tăng tiết mồ hôi. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ khi còn trẻ thì tỷ lệ thành công là rất cao nhưng nếu để lâu dài mạn tính thì gần như là căn bệnh bất trị. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều phương pháp để có thể giảm tiết mồ hôi và chung sống hòa bình với nó.

Mồ hôi nhiều ở trẻ em điều trị thế nào?

Một số phương pháp bạn có thể tham khảo dựa vào ý kiến bác sỹ như sử dụng các sản phẩm bôi chống mồ hôi (chứa 10-20% nhôm clorua hexahydrat), thuốc kháng cholinergic làm ức chế hoạt động của thần kinh.

Tiêm botox, phẫu thuật cắt hạch chỉ áp dụng khi trẻ trên 18 tuổi, nhưng cần lưu ý vì nó để lại nhiều tác dụng phụ như khô rát tay và tăng tiết bù trừ vùng thân dưới, thậm chí có trường hợp mồ hôi tay tái phát trở lại sau khoảng 1 – 2 phẫu thuật. Do vậy, nếu muốn giảm tiết mồ hôi một cách tự nhiên, an toàn và bền vững thì không gì bằng những hoạt chất sinh học tự nhiên truyền thống như Sơn thù du, Thiên môn đông… bởi cơ chế tác động từ nhiều phía, trấn tĩnh hạch giao cảm bên trong và ngăn tiết mồ hôi ở bên ngoài.

Bị mồ hôi nhiều làm sao để nó không có mùi?

Bản chất mồ hôi là không có mùi, mà nó chỉ có vị mặn do gồm có nước và kali. Tuy nhiên nếu như mồ hôi tiết ra quá nhiều sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công tích tụ trên da và quần áo gây ra mùi khó chịu, hiện tượng này còn được gọi là Bromhidrosis.. Do vậy, muốn kiểm soát tốt mùi cơ thể thì trước tiên bạn cần phải làm giảm tình trạng tăng tiết mồ hôi bằng một số phương pháp đã nêu trên. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các chất khử mùi (thường kết hợp trong những sản phẩm chống tiết mồ hôi), trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn cũng cần hạn chế ăn những loại gia vị gây mùi như hành, tỏi, gừng…

Cần phải có chế độ sinh hoạt như thế nào để làm giảm mồ hôi nhiều?

–  Khi trời nắng nóng hãy mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi cao (nên ưu tiên chất vải được làm từ cotton). Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ.

–  Những người mắc chứng bệnh tăng tiết mồ hôi chân nên hạn chế đi giày da, sử dụng tất mỏng để tránh bí chân và gây ra mùi khó chịu cho cơ thể.

–  Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào; các loại gia vị, thực phẩm có mùi, rượu và thức uống nóng hoặc caffein là những chất làm kích thích hệ thần kinh và gây ra tình trạng mồ hôi nhiều.

–  Một cách đơn giản và dễ dàng áp dụng đó là giữ cho phòng làm việc và ngôi nhà của bạn luôn thoáng mát.

–  Luôn giữ cho tinh thần được vui vẻ thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực về tâm lý, stress. Ở một số người thường bị ra mồ hôi nhiều khi hồi hộp lo lắng, những lúc như vậy bạn nên biết điều tiết cảm xúc, hãy tập hít sâu thở chậm, tham gia các bộ môn thể thao như thiền, yoga để tinh thần được ổn định, bình tĩnh lại, từ đó làm giảm tiết mồ hôi. 

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.hyperhidrosisuk.org/

http://www.merckmanuals.com/

 

Viết bình luận

  1. Tiến :

    Em bị ra mồ hôi như tắm vậy mọi người có thể tư vấn cho em đc hk ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Tiến,
      Không biết năm nay bạn bao nhiêu tuổi? Bạn bị ra nhiều mồ hôi từ khi nào? Tăng tiết mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó thường gặp nhất là do rối loạn hệ thần kinh giao cảm. Khi hệ thần kinh bị kích thích quá mức, các tuyến mồ hôi sẽ hoạt động nhiều hơn bất kể thời tiết hay nhiệt độ có như thế nào. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị mồ hôi nhiều, bao gồm: sử dụng thuốc kháng cholinergic, điện đi ion, tiêm botox, phẫu thuật cắt hạch giao cảm và kết hợp với thay đổi lối sống. Mỗi liệu pháp có ưu, nhược điểm và hiệu quả giảm tiết mồ hôi khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tong-hop-nhung-cach-chua-ra-mo-hoi-nhieu-hieu-qua.html
      Không biết bạn đã đi khám chưa, nếu chưa bạn nên thu xếp thời gian thăm khám sớm để xác định chính xác căn nguyên gây mồ hôi nhiều từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, để giảm lượng mồ hôi tiết ra, bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống hằng ngày như:
      – Tăng cường loại rau quả, trái cây tươi có hàm lượng nước cao như củ cải, cần tây, dưa hấu, bưởi, táo, cam, nho…
      – Uống nhiều nước (8 ly/ngày) để làm mát cơ thể
      – Hạn chế đồ ăn cay, nhiều gia vị ớt, tỏi, gừng, mù tạt…
      – Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích như cà phê, chè đặc
      – Tránh căng thẳng, lo lắng hay kích động, thư giãn cơ thể bằng các bài tập như thiền, yoga…
      – Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi
      Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn sớm giảm tiết mồ hôi!