Bệnh mạch vành

Máu nhiễm mỡ – Yếu tố nguy cơ của mọi vấn đề tim mạch

Ngày đăng: 6 Tháng Ba, 2020
5/5 - (14 bình chọn)

Bạn có biết tại nước ta, cứ 100 người lại có 29 người bị máu nhiễm mỡ? Căn bệnh với diễn biến âm thầm nhưng lại vô cùng nguy hiểm này đang là mối quan tâm của ngành y tế trong thời gian gần đây, nhất là khi đối tượng mắc bệnh ngày một trẻ hóa.  

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Máu nhiễm mỡ là bệnh lý mạn tính trong đó có sự gia tăng nồng độ “mỡ tốt” LDL – cholesterol, triglycerid và sụt giảm nồng độ “mỡ tốt” HDL – cholesterol. Trong đó LDL – cholesterol, triglycerid là “nguyên liệu” tham gia vào quá trình xơ vữa động mạch; còn HDL – cholesterol lại giúp vận chuyển cholesterol dư thừa, giảm nguy cơ gây hại cho tim mạch.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh máu nhiễm mỡ?

Phương pháp chẩn đoán máu nhiễm mỡ chính xác nhất là dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Người bệnh mỡ máu cao sẽ có ít nhất một chỉ số vượt ngưỡng sau:

– HDL – Cholesterol: < 40mg/dl (tương đương 1mmol/l).

– LDL – Cholesterol: > 160 mg/dl (tương đương 4.12 mmol/l).

– Triglycerid: > 200 mg/dl (tương đương 2.3 mmol/l).

– Cholesterol máu toàn phần: > 240mg/dl (tương đương 6.2 mmol/l).

Để đảm bảo kết quả chẩn đoán được chuẩn xác thì trước khi xét nghiệm, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn không ăn hay uống bất kỳ thứ gì (ngoại trừ nước lọc) trong khoảng 8 giờ trước đó.

Máu nhiễm mỡ được chẩn đoán dựa trên chỉ số xét nghiệm máu

Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn nhiều chất béo

Có 2 loại chất béo trong thực phẩm mà khi bạn ăn vào có thể làm tăng nồng độ cholesterol máu, đó là:

– Chất béo bão hòa: làm tăng nồng độ LDL – cholesterol máu. Loại chất béo này thường có mặt trong một số thực phẩm như dầu dừa, dầu cọ, sữa nguyên kem, phô mai, bơ, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật…

– Chất béo chuyển hóa: vừa làm tăng nồng độ LDL – cholesterol, vừa làm giảm HDL – cholesterol của bạn. Chất béo này có nhiều trong các thực chế biến qua dầu mỡ tái sử dụng nhiều lần như khoai tây chiên, bánh rán, thịt gà rán…

Hệ quả từ các bệnh lý mạn tính

Máu nhiễm mỡ có thể do một số bệnh lý mạn tính gây rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể như: bệnh tiểu đường, suy giáp, hội chứng chuyển hóa, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh thận, xơ gan…

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh máu nhiễm mỡ đó là thói quen lười tập thể dục, hút thuốc lá, máu nhiễm mỡ do di truyền hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai đường uống, corticoid…

Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ

Bệnh máu nhiễm mỡ rất hiếm khi gây ra các triệu chứng, chỉ trừ khi mỡ máu quá cao tới mức tích tụ trong gân và da, hình thành nên các nốt sần dưới da (xanthomas). Đôi khi, mỡ có thể lắng đọng tại rìa giác mạc tạo thành các vòng có màu trắng đục. Một số trường hợp có thể gây ra triệu chứng chán ăn, buồn nôn, ngứa da, nóng rát, khó thở… do triglycerid tăng cao dẫn tới to gan, lách.

Biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ sẽ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm nếu không được quản lý điều trị tốt. Các biến chứng đó là:

– Xơ vữa động mạch: Khi mỡ máu tăng cao, các phân tử mỡ xấu có xu hướng tích tụ tại thành mạch sẽ hình thành nên mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch. Tùy từng vị trí mạch máu bị xơ vữa mà người bệnh có thể gặp phải những biến chứng khác nhau như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên (trường hợp nặng có thể dẫn tới hoại tử chi).

– Viêm tụy: với biểu hiện nôn, sốt cao, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh… do nồng độ triglycerid tăng cao trong máu. Nếu không được xử trí kịp thời có thể làm chức năng tuyến tụy, gây đề kháng insulin, dẫn tới bệnh tiểu đường.

– Gan nhiễm mỡ: Mỡ tích tụ trong gan làm suy giảm chức năng gan, lâu dần có thể dẫn tới xơ gan.

Mảng xơ vữa động mạch ở người bị máu nhiễm mỡ.

Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Mục tiêu của điều trị bệnh máu nhiễm mỡ là hạ chỉ số LDL – cholesterol và nâng chỉ số HDL – cholesterol trong máu về ngưỡng an toàn. Để đạt mục tiêu này, người bệnh cần được tiến hành một số phương pháp điều trị sau:

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay việc điều trị mỡ máu bằng thuốc được ứng dụng khá rộng rãi, có rất nhiều nhóm thuốc khác nhau được đưa vào điều trị như:

– Nhóm statin: ức chế tổng sinh tổng hợp cholesterol tại gan và hấp thụ cholesterol bị “mắc kẹt” trong động mạch. Thuốc đã được chứng minh là làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch… Một số đại diện tiêu biểu của nhóm là atorvastatin atorvastatin (Lipitor); fluvastatin (Lescol); simvastatin (Zocor)…

– Nhóm fibrate: với các đại diện là fenofibrate, bezafibrate, ciprofibrate… vừa có tác dụng làm giảm triglycerid, vừa làm tăng nồng độ HDL – cholesterol trong máu.

– Niacin (vitamin B3): giúp làm giảm LDL và tăng HDL, thường được dùng kết hợp cùng thuốc hạ mỡ máu statin hoặc khi người bệnh sử dụng thuốc statin nhưng không có hiệu quả.

– Nhựa hấp thụ acid mật: có tác dụng ức chế hấp thụ cholesterol tại ruột.

– Thuốc ức chế PCSK9: dạng thuốc tiêm dưới da giúp làm giảm LDL – Cholesterol và chỉ số cholesterol máu toàn phần.

Thay đổi lối sống

Chỉ sử dụng thuốc thì chưa đủ để quản lý tốt tình trạng máu nhiễm mỡ mà bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo duy trì những thói quen sống khoa học để sớm đạt được chỉ số mỡ máu mục tiêu. Do đó, bạn cần:

– Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa như lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, óc động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt ngan…), mỡ, lòng lợn, lòng bò… Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, ngũ cốc nguyên cám để giảm hấp thu cholesterol tại ruột; thực phẩm giàu acid béo omega 3 trong cá biển và các loại hạt khô (hạt lanh, hạt điều, óc chó…) để giảm nồng độ LDL – cholesterol và triglycerid trong máu.

– Điều trị tốt các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu như bệnh tiểu đường, suy giáp, hội chứng thận hư…

– Tăng cường vận động thể lực để đốt cháy năng lượng dư thừa, ngăn ngừa tích trữ mỡ trong máu.

– Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Trao đổi với bác sỹ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, nếu đó là nguyên nhân gây ra mỡ máu cao, bác sỹ có thể yêu cầu bạn ngưng sử dụng hoặc đổi loại thuốc khác.

Hiện nay, để giảm tải gánh nặng từ tác dụng phụ của thuốc tây và tăng hiệu quả kiểm soát mỡ máu, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ kết hợp cùng thuốc tây và lối sống khoa học đang hứa hẹn trở thành giải pháp trị bệnh hiệu quả, an toàn được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyến cáo áp dụng. Để tìm hiểu thêm về giải pháp này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ

Xơ vữa động mạch vành và những thông tin không thể bỏ qua

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/high-cholesterol/lipid-disorder#causes

Viết bình luận