Bệnh động kinh

Mật kỳ đà có chữa co giật, động kinh được không?

Ngày đăng: 28 Tháng Mười Hai, 2018
3.5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay trên các diễn đàn sức khỏe, nhiều người chia sẻ rằng mật kỳ đã có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh động kinh. Thực hư chuyện này là như thế nào, liệu mật kỳ đã có chữa co giật, động kinh được không? Cùng lắng nghe giải đáp của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Mật kỳ đà có chữa co giật, động kinh hiệu quả như lời đồn?

Mật kỳ đà hay chính là túi mật của con kỳ đà. Đây là một loài bò sát lớn thuộc chi thằn lằn, toàn thân được phủ một lớp vảy, chúng có cổ dài, đuôi và chân rất khỏe. Sau mỗi lần lột xác kỳ đà thường sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Những con lớn có thể dài 2m, nặng 10kg.

Theo y học cổ truyền, mật kỳ đà có vị ngọt, cay có tác dụng thông kinh, thanh nhiệt, chống co thắt, co giật, do đó có thể được sử dụng trong các bài thuốc chữa hen suyễn, tắc kinh, rắn cắn, hay co giật, động kinh,… Chính vì vậy, nhiều người truyền tai rằng uống mật kỳ đà có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh động kinh.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu hay bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng thực sự của mật kỳ đà trong điều trị chứng bệnh này, bao gồm tỷ lệ % cải thiện bệnh với mỗi đối tượng cụ thể, mức độ an toàn khi sử dụng. Hơn nữa, việc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian có thể không hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người, nhất là với trẻ nhỏ. Do đó, mọi người cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng mật kỳ đà.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh mật kỳ đà chữa khỏi bệnh động kinh

Uống mật kỳ đà có tác dụng phụ gì?

Theo sinh học, mật là dịch thải qua đường tiêu hóa của các chất cặn bã, chất chuyển hóa, chất độc… ra khỏi cơ thể động vật. Trong dịch mật kỳ đà có chứa hàm lượng axit và muối kim loại cao, do đó nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc, vàng da, suy gan, suy thận, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, dịch mật còn có thể chứa các vi trùng, ký sinh trùng… nếu uống sống mà chưa qua xử lý có thể lây bệnh trực tiếp cho con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi vậy việc sử dụng mật kỳ đà tùy tiện là rất nguy hiểm, đó là chưa kể đến việc mua phải loại mật không rõ nguồn gốc dẫn tới “tiền mất, tật mang”.

Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh co giật, động kinh

Với bệnh động kinh, phương pháp điều trị chính yếu hiện nay là sử dụng thuốc chống co giật theo đúng phác đồ. Bên cạnh đó, việc dùng kết hợp với thảo dược tự nhiên trong trị bệnh cũng góp phần hỗ trợ nâng cao hiệu quả. Đặc biệt là những thảo dược đã được nghiên cứu kiểm chứng lâm sàng tại nhiều nước trên thế giới.

Bằng chứng nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn quốc năm 2015 cho thấy, hoạt chất Rhynchophylline chiết xuất từ Câu đằng có tác dụng an thần, trấn kinh và giảm co giật rất hiệu quả. Ngoài ra, vị thảo dược này còn hỗ trợ não bộ tăng sinh GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng, ngăn chặn sự phóng điện quá mức giữa các tế bào thần kinh, làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả. Không chỉ vậy, Câu đằng còn đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng bảo vệ não bộ khỏi những thương tổn từ cơn co giật, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn.

Rhynchophyline chiết xuất từ Câu đằng có tác dụng an thần, trấn kinh

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh động kinh nên kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học bằng cách:

– Tăng cường thực phẩm giàu protein, calci như: Thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản, trứng, các loại đậu…

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mỳ chính, chất phụ gia bảo quản như: Bánh kẹo ngọt, mỳ tôm, pizza, bim bim, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực…

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.

– Thường xuyên tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền hoặc dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm 20 – 30 phút/ngày nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng giúp hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả

Các phương pháp điều trị co giật, động kinh phổ biến hiện nay!

Hi vọng rằng qua bài viết trên các bạn độc giả đã tự tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “mật kỳ đà có chữa co giật, động kinh được không?”, đồng thời có thể lựa chọn cho chính mình và người thân phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận