Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đang ngày một gia tăng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chứng bệnh này. Nếu bạn cũng là một trong những người còn mơ hồ về bệnh, hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu mọi vấn đề từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng và trị tăng động giảm chú ý hiệu quả trong bài viết dưới đây
Mục lục
Giải đáp từ chuyên gia:
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ từ 3 – 11 tuổi, được đặc trưng bởi sự hiếu động, bốc đồng thái quá kèm theo khả năng tập trung kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và học tập hàng ngày của trẻ.
Trẻ ngoài 3 tuổi được coi là thời điểm “vàng” để chẩn đoán chính xác tăng động giảm chú ý. Ở độ tuổi này, trẻ có thể phải đối mặt với hiện tượng “khủng hoảng trẻ lên 3”. Trẻ cũng có thể nghịch ngợm nhiều hơn, dễ cáu gắt, giận dỗi vô cớ,… khiến cha mẹ khá “đau đầu” không biết liệu có phải con bị tăng động hay chỉ hiếu động đơn thuần.
Để phân biệt được hai trường hợp này, bạn cần dựa vào khả năng kiểm soát hành vi và sự tập trung của trẻ.
– Trẻ hiếu động đơn thuần: Mặc dù trẻ có thể rất nghịch ngợm, hiếu động nhưng vẫn biết kiểm soát hành vi, biết tự có điểm dừng.
– Trẻ tăng động giảm chú ý: Trẻ thường bỏ ngoài tai tất cả lời nhắc nhở của cha mẹ, khó tiết chế được hành vi, cảm xúc, đi kèm với đó là khả tập trung chú ý kém, ví dụ như đang chơi thứ này có thể bỏ ngang để chuyển sang thứ khác,…
Trẻ tăng động thường thiếu tập trung chú ý trong học tập
Xem thêm: Bài test tăng động giảm chú ý đơn giản, cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà
Thưa chuyên gia, có nhưng trẻ chỉ thiếu tập trung chú ý, nói gì cũng để ngoài tai, học hành giảm sút, nhưng lại không hề có biểu hiện nghịch ngợm thái quá, liệu đó có phải là một dạng tăng động giảm chú ý? Và trẻ tăng động có phải là một đứa trẻ chậm phát triển?
Giải đáp từ chuyên gia:
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần hiểu rõ, bệnh tăng động giảm chú ý được chia thành 3 dạng chính gồm: Dạng chỉ hiếu động thái quá nhưng trẻ vẫn tập trung tốt, dạng chỉ giảm tập trung chú ý hoặc dạng kết hợp cả hai. Do đó, với những trẻ mặc dù không nghịch ngợm hiếu động nhiều nhưng khả năng tập trung chú ý trong các hoạt động học tập, ăn uống, giải trí hàng ngày lại giảm rõ rệt thì đây cũng có thể là một dạng của chứng tăng động. Lúc này, cha mẹ nên theo dõi thêm các biểu hiện của con và sớm đi khám để tránh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và kết quả học tập của con.
Sự thiếu tập trung chú ý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, trẻ có thể sa sút hơn nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng đây không phải là yếu tố để kết luận một đứa trẻ tăng động có kém thông minh và gặp vấn đề về trí tuệ hay không. Bởi chậm phát triển trí tuệ lại là một dạng bệnh khác và để xác định cần có sự thăm khám hay thực hiện cùng các bài test chỉ số IQ. Vậy nên, không thể đánh đồng trẻ tăng động giảm chú ý là kém thông minh hơn các trẻ khác. Điều quan trọng là cha mẹ cần quan tâm, theo dõi các biểu hiện tăng động của trẻ và sớm thăm khám, áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, nhằm giúp trẻ nhanh kiểm soát bệnh.
Chuyên gia tư vấn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Thưa chuyên gia, tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu chủ quan không đi khám mà để lâu như vậy có nguy hiểm không, hay ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ không?
Giải đáp từ chuyên gia:
Tăng động giảm chú ý thực ra không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được can thiệp, điều trị thích hợp về sau sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, hình thành tính cách, khả năng hòa nhập xã hội, kết giao bạn bè của trẻ. Đa phần trẻ tăng động thường có ít bạn bè hơn, khả năng tiếp xúc làm quen bạn mới cũng hạn chế. Trong trường hợp tăng động vẫn tồn tại đến độ tuổi trưởng thành, nó có thể gây ra những rối loạn hành vi như dễ mắc lỗi, sa ngã, vi phạm luật pháp, vi phạm luật giao thông,… ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sự thành bại trong công việc.
Còn nếu chú tâm can thiệp từ sớm thì vẫn có khả năng khỏi hoàn toàn và sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ về sau. Do vậy, bản thân cha mẹ nên để ý kỹ những dấu hiệu bất thường của trẻ, đặc biệt là kết quả học tập sút kém hoặc tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, từ đó sớm đưa trẻ đi khám và có hướng điều trị hiệu quả.
Nhiều bậc phụ huynh phản ánh rằng, trẻ có biểu hiện hiếu động và thiếu tập trung hơn khi tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Vậy thưa chuyên gia, đây có phải nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, môi trường sống ảnh hưởng như thế nào với trẻ?
Giải đáp từ chuyên gia:
Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy rối loạn này có thể liên quan đến:
– Sự thiếu hụt một số chất dẫn truyền thần kinh khiến não bộ của trẻ luôn ở trạng thái kích thích, cụ thể nồng độ chất kích thích glutamate tăng cao, trong khi chất ức chế GABA giảm sút, gây ra sự mất cân bằng các chất dẫn truyền, dẫn đến những rối loạn về hành vi, cảm xúc.
– Trẻ sinh ra với những bất thường trong cấu trúc não bộ hoặc mẹ bị phơi nhiễm với chì, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…trong thời kỳ mang thai cũng là yếu tố khiến trẻ có nguy cơ mắc chứng bệnh này.
– Việc xem nhiều tivi, máy tính, điện thoại cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn, các thiết bị này phát ra ánh sáng kích thích mặc dù khiến trẻ chú tâm hơn nhưng có thể khiến hệ thần kinh mệt mỏi và làm trầm trọng hơn các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ.
– Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thiếu khoa học cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Chuyên gia có thể cho các bậc phụ huynh biết, trẻ tăng động giảm chú ý nên khám ở đâu là uy tín, chất lượng? Khi thăm khám có phải làm xét nghiệm gì không?
Giải đáp từ chuyên gia:
Về vấn đề thăm khám bệnh tăng động, phụ huynh nên lựa chọn các bệnh viện có chuyên khoa Nhi, tâm lý bệnh. Hiện nay, đa phần ở mỗi tỉnh thành đều có bệnh viện đa khoa tỉnh có chuyên khoa tâm lý, tâm bệnh tổ chức thăm khám tăng động nên cha mẹ có thể yên tâm đưa con đi thăm khám để có hướng can thiệp kịp thời.
– Miền Bắc: Bệnh viện Nhi, bệnh viện 103, bệnh viện 108, bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, trung tâm Sao Mai…
– Miền Trung: Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, bệnh viện Đà Nẵng…
– Miền Nam: Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh viện nhân dân 115…
Khi đi thăm khám, bên cạnh việc theo dõi, đánh giá sơ bộ các biểu hiện của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn, giúp loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác như xét nghiệm điện não đồ, trắc nghiệm chỉ số IQ…
Nên đưa trẻ tăng động giảm chú ý đi khám tại chuyên khoa tâm lý, tâm bệnh
Xem thêm: Top các địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng cho trẻ tăng động
Rất nhiều phụ huynh lo lắng khi con mắc chứng bệnh tăng động, bởi con không học được, làm gì cũng hay đổ vỡ, sợ sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này. Vậy chuyên gia có thể cho biết tăng động giảm chú ý chữa khỏi hoàn toàn được không? Hiện nay, có những phương pháp nào đang được áp dụng trong điều trị?
Giải đáp từ chuyên gia:
Tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu cha mẹ can thiệp điều trị ngay từ sớm. Về sau, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường và hoàn thiện mọi kỹ năng như: nhận thức, tư duy, học tập, kết giao bạn bè,…
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong đó liệu pháp giáo dục hành vi vẫn là lựa chọn ưu tiên nhất, cha mẹ có thể phối hợp thực hiện tại nhà và ở trường. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp, do vậy cần tham khảo, tìm hiểu nhiều tài liệu và hỏi kỹ ý kiến bác sĩ, chuyên gia tâm lý để đạt hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ sẽ là hướng điều trị mới, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Hiện nay, tôi được biết một số sản phẩm có thành phần Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó mang lại hiệu quả rất tốt cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo.
Ngoài ra, với những trẻ trên 6 tuổi, nếu bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến việc học tập thì có thể chỉ định dùng thuốc để nhanh cải thiện triệu chứng và tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ.
Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thảo dược được xem là hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ, vậy nhận định của chuyên gia về vấn đề này như thế nào?
Giải đáp từ chuyên gia:
Thực tế hiện nay trong bất kỳ bệnh lý nào dù bệnh mạn tính hay cấp tính thì điều trị bằng thuốc rất quan trọng nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của Đông y. Một số thảo dược cũng cho thấy những tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả, do vậy tôi nghĩ trẻ bị tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược để cải thiện hành vi tốt hơn.
Như tôi đã chia sẻ trước đó, với chứng tăng động giảm chú ở những trẻ trên 6 tuổi thì bác sĩ có thể bắt đầu chỉ định sử dụng thuốc, còn trong trường hợp trẻ dưới 6 tuổi, giáo dục hành vi kết hợp sử dụng thuốc bổ não và các sản phẩm thảo dược hỗ trợ có thể là giải pháp hữu ích. Cha mẹ nên tham khảo lựa chọn những sản phẩm chất lượng, đã được nghiên cứu kiểm chứng tác dụng, có nguồn gốc rõ ràng, do các công ty uy tín sản xuất. Lợi thế của các sản phẩm thảo dược là sẽ an toàn, lành tính hơn khi sử dụng dài ngày.
Chuyên gia đánh giá tác dụng của cốm thảo dược với trẻ tăng động
Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ làm giảm chứng tăng động từ Câu đằng, An tức hương
Chuyên gia có thể chia sẻ kĩ hơn về liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động để phụ huynh dễ dàng áp dụng hơn được không?
Giải đáp từ chuyên gia
Giáo dục hành vi là một vấn đề khá rộng, phức tạp, đòi hỏi cần tìm hiểu kỹ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Nguyên tắc của phương pháp này là dùng hành động và lời nói để khuyến khích phát huy những hành vi tốt và sửa đổi những hành vi, thói quen chưa đúng mực, ví dụ như:
– Khi giao nhiệm vụ cho con, cha mẹ nên hướng dẫn chi tiết cách thực hiện cũng như hậu quả có thể gặp phải nếu không hoàn thành.
– Thiết lập một kế hoạch chi tiết về thời gian học, chơi, ăn ngủ để hình thành những thói quen tốt cho con.
– Khi con phạm lỗi, thay vì quát mắng, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở bởi “mưa dầm thấm lâu”.
– Áp dụng nguyên tắc thưởng phạt khoa học để khuyến khích con phát huy những thói quen tốt và dần điều chỉnh những hành vi xấu.
– Nhất quán và giữ đúng lời hứa với con khi thưởng – phạt.
– Cắt giảm thời gian con tiếp xúc với các thiết bị điện tử và khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng thầy cô, bạn bè.
– Trao đổi với thầy cô để sắp xếp chỗ ngồi cho con, tránh xa cửa ra vào, khuyến khích con tham gia xây dựng bài.
– Cha mẹ cần rất cởi mở để nhận sự hỗ trợ từ nhà trường, không nên che giấu tình trạng bệnh của con nhằm tránh những hiểu lầm về hành vi của trẻ, giúp con sớm cải thiện.
Ngoài việc điều trị, chuyên gia có lời khuyên nào để lựa chọn thực phẩm đúng cách cho trẻ không? Nhiều cha mẹ còn kiêng cả sữa cho con, liệu điều này có đúng không?
Giải đáp từ chuyên gia:
Với trẻ tăng động, chế độ ăn uống rất quan trọng, do vậy cha mẹ nên:
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
– Trong chế biến thực phẩm nên tránh các loại bột ngọt chứa glutamate.
– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều đạm, thịt cá, rau xanh, trái cây tươi,… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Về vấn đề sử dụng sữa cho trẻ tăng động, cha mẹ lưu ý không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn, bởi độ tuổi trẻ mắc tăng động phổ biến là từ 3 – 11 tuổi, lúc này rất cần được bổ sung đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên lựa chọn loại sữa ít đường, sữa nguyên kem,…. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa chuyên dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để bổ sung cho con.
Cha mẹ nên chọn các loại sữa ít đường, nguyên kem cho trẻ tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu các bậc phụ huynh sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Hi vọng qua những thông tin trên các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, đồng thời nắm bắt được các phương pháp phòng và trị hiệu quả cho trẻ.
Nếu còn bất cứ điều gì cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029, chúng tôi sẽ gửi câu hỏi của bạn tới chuyên gia để trả lời sớm nhất cho bạn!
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận