Bệnh động kinh

Hội chứng Rolandic – Dạng động kinh lành tính phổ biến ở trẻ nhỏ!

Ngày đăng: 10 Tháng Bảy, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Hội chứng Rolandic là một thể động kinh cục bộ lành tính bắt nguồn từ vùng rolandic của não, nơi kiểm soát cử động trên khuôn mặt. Bệnh thường khởi phát khi trẻ ở độ tuổi 6 – 8 tuổi và kết thúc ở tuổi dậy thì (14 – 18 tuổi), chiếm khoảng 15% trường hợp động kinh ở trẻ em. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Rolandic

Trẻ mắc bệnh động kinh Rolandic thường có các cơn co giật nhẹ, xuất hiện vào đầu giờ sáng hoặc trước khi đi ngủ với các biểu hiện điển hình gồm:

– Co giật ở mặt hoặc má.

– Ngứa ran, tê hoặc có cảm giác bất thường ở lưỡi, mặt, miệng.

– Khó nói hoặc phát ra những câu từ vô nghĩa.

– Chảy nước dãi do không kiểm soát được cơ miệng.

Khoảng 50% trẻ mắc hội chứng Rolandic xuất hiện các cơn co giật – co cứng do sóng động kinh lan rộng sang vùng não khác, lúc này, người bệnh có thể bị mất ý thức, co cứng, co giật các cơ bắp trên khắp cơ thể trong thời gian ngắn và trở nên bối rối, mất phương hướng khi cơn kết thúc.

Ngoài ra, một số trẻ gặp hội chứng này có thể gặp khó khăn trong học tập (đọc, nói, viết,…) và rối loạn hành vi, cha mẹ cần chú ý điều trị tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ về sau.

Trẻ mắc hội chứng Rolandic thường gặp khó khăn trong học tập

Nguyên nhân gây hội chứng Rolandic

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng Rolandic. Nhưng nhiều số liệu thống kê cho thấy, khoảng 25% trẻ bị động kinh Rolandic có người thân cũng mắc hội chứng này hoặc động kinh thể khác, tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh yếu tố di truyền cho những trường hợp này.

Cách chẩn đoán hội chứng Rolandic

Rất khó để chẩn đoán hội chứng Rolandic do cơn co giật thường xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dựa trên tính chất cơn co giật và thực hiện một số xét nghiệm như điện não đồ (EEG), chụp cộng hưởng từ (MRI), khám thần kinh,… để nhận định tình trạng của trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ có kết quả đo điện não đồ bình thường, bác sĩ có thể tiến hành đo điện não đồ video 24 giờ ghi lại hình ảnh các gai nhọn bất thường giúp chẩn đoán chính xác hơn.

Phương pháp điều trị hội chứng Rolandic

Hiện nay, thuốc chống co giật vẫn là lựa chọn đầu tay trong điều trị mọi dạng động kinh kể cả hội chứng Rolandic. Một số loại thuốc thường được sử dụng nhất bao gồm: Tegretol (carbamazepine), Trileptal (oxcarbazepine), Neurontin (gabapentin),… Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, suy giảm chức năng gan – thận,…

Thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tay trong điều trị hội chứng Rolandic

Dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, việc kết hợp sử dụng thuốc chống co giật cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên trong điều trị được nhiều chuyên đánh giá cao và khuyên nên áp dụng thường xuyên.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn hiệu quả. Bởi vậy các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm có chứa hai thảo dược này để giúp con kiểm soát hội chứng Rolandic tốt hơn.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp điều trị động kinh hiệu quả

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho người bệnh động kinh

Hi vọng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về hội chứng Rolandic, đồng thời lựa chọn được giải pháp tốt nhất giúp con yêu sớm kiểm soát các cơn co giật và phát triển bình thường như mọi trẻ khác. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại tới số 024.3775.90510972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

DS: Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://kidshealth.org/en/parents/brec.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Rolandic_epilepsy

Viết bình luận