Mệnh danh là bệnh tim phổ biến nhất, hẹp động mạch vành cũng được coi là kẻ giết người số một trên toàn thế giới. Vậy bệnh hẹp mạch vành là gì? Liệu có cách nào ngăn chặn mối hiểm họa khôn lường cho trái tim này? Tất cả những thắc mắc của bạn xoay quanh bệnh lý này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Hẹp động mạch vành là tên gọi khác của bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, chỉ tình trạng động mạch cung cấp máu tới nuôi cơ tim trở nên xơ cứng và thu hẹp lại, do sự có mặt của các mảng xơ vữa hình thành sâu bên trong lớp nội mạc mạch máu. Kết quả là cơ tim không được nhận đủ lượng máu cần thiết để duy trì khả năng co bóp bình thường.
Bệnh hẹp động mạch vành do sự xuất hiện mảng xơ vữa
– Đau thắt ngực: là triệu chứng phổ biến nhất. Cơn đau thường kéo dài một vài phút rồi tự biến mất sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch, nó có thể lan sang cánh tay, lưng, cổ, hàm, vai trái.
– Khó thở, hụt hơi: có thể xảy ra trước hoặc sau cơn đau thắt ngực
– Buồn nôn, nôn mửa
– Đau đầu, chóng mặt
– Ra mồ hôi lạnh
– Mệt mỏi kéo dài
Một số người bệnh lại không hề có bất kỳ triệu chứng nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng, hay gặp ở những người có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường lâu năm.
Nguyên nhân chính gây bệnh là do xơ vữa động mạch vành, những mảng bám được hình thành từ khi chúng ta còn rất trẻ, khởi nguồn từ những tổn thương viêm tại lớp lót bên trong lòng động mạch. Một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể thúc đẩy quá trình tổn thương mạch máu:
– Huyết áp cao
– Cholesterol máu cao, rối loạn lipid máu
– Tiểu đường
– Hút thuốc lá
– Tuổi cao
– Lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều dầu mỡ
– Thường xuyên căng thẳng, lo lắng
Hẹp mạch vành nặng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ, hình thành cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu, dẫn tới hoại tử một vùng cơ tim không hồi phục.
Suy tim: Trái tim không nhận đủ lượng máu cần thiết trong thời gian dài sẽ trở nên suy yếu, không thể bơm máu đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, gây ra suy tim.
Loạn nhịp tim: Tim không được nhận đủ máu hoặc bị tổn thương có thể gây cản trở đường dẫn điện trong tim, gây rối loạn nhịp tim.
Sau khi được khai thác về tiền sử bệnh, bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện một số phương pháp sau để chẩn đoán bệnh hẹp mạch vành:
– Điện tâm đồ (ECG)
– Siêu âm tim
– Nghiệm pháp gắng sức
– Chụp động mạch vành
– Chụp cắt lớp tim
Bác sỹ có thể kê cho bạn một số loại thuốc để giảm triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch:
– Thuốc trị đau thắt ngực: Nitroglycerin dạng viên, thuốc xịt và miếng dán có thể kiểm soát được cơn đau ngực tạm thời bằng cách làm giãn động mạch vành và làm giảm nhu cầu máu của tim.
– Thuốc hạ mỡ máu: để làm giảm lượng cholesterol trong máu – “nguyên liệu” cơ bản hình thành nên mảng xơ vữa.
– Thuốc chống cục máu đông: để phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh hẹp động mạch vành.
– Thuốc hạ huyết áp: nhóm ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn kênh canxi giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức an toàn.
– Thuốc chống loạn nhịp tim: nhóm chẹn beta giúp chậm nhịp tim, giảm huyết áp, phòng tránh các cơn rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Bên cạnh các thuốc điều trị, người bệnh có thể sử dụng thêm những viên uống hỗ trợ điều trị hẹp mạch vành, chứa các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn có hoạt tính giãn mạch, tăng cường lưu thông máu tới nuôi tim, đồng thời, bảo vệ mạch vành khỏi sự tấn công của các tác nhân có hại, ngăn chặn sự phát triển dày lên của mảng xơ vữa và phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Xem thêm:
Thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim có chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn
Bồ hoàng – Loại phấn hoa đặc biệt ngăn xơ vữa mạch vành tiến triển
– Nong mạch và đặt stent: Theo đường mạch máu, bác sỹ sẽ luồn 1 dây kim loại nhỏ có bóng nong ở đầu. Khi đến vị trí bị tắc hẹp, bóng nong được bơm phồng lên để ép các mảng xơ vữa vào thành mạch. Sau đó, stent được để lại nhằm giữ cho lòng mạch luôn được mở rộng.
Stent và bóng nong dùng trong điều trị hẹp động mạch vành
– Bắc cầu động mạch vành: Bác sỹ sẽ dùng 1 đoạn mạch máu khỏe và ghép nối qua vị trí tắc hẹp để dẫn máu tới nuôi dưỡng vùng cơ tim đang bị thiếu máu. Phẫu thuật này đòi hỏi phải mở lồng ngực nên chỉ áp dụng trong trường hợp hẹp động mạch vành nặng, không thể can thiệp đặt stent.
Một lối sống khoa học không chỉ giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh và còn phòng ngừa bệnh hẹp mạch vành. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy:
– Bỏ thuốc lá nếu còn đang hút
– Điều trị tốt các bệnh lý mắc kèm như huyết áp cao, mỡ máu cao và tiểu đường.
– Thường xuyên vận động, tập thể dục vừa sức
– Ăn ít muối, đường, chất béo; tăng cường ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, đậu chưa tách vỏ…)
– Giảm cân nếu thừa cân
Không bao giờ là quá sớm để thực hiện một lối sống khoa học để ngăn chặn hẹp động mạch vành tiến triển cùng những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Chính vì vậy, bạn cần lên kế hoạch để bảo vệ cho trái tim của mình tránh khỏi những hiểm họa từ căn bệnh tim mạch phổ biến nhất này.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Ds Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/heart-disease/tc/coronary-artery-disease-overview#1
https://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/cad/signs
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613
Tin liên quan
Viết bình luận