Mặc dù được cho là đã khỏi bệnh, rất nhiều người mắc Covid- 19 gặp các biến chứng kéo dài như đột quỵ, tim mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cục máu đông chính là thủ phạm gây ra tình trạng này
Mục lục
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Nghiên cứu gần đây được công bố trên Nature’s Scientific Reports .Tác giả chính Sonia Villapol, Ph.D.tại Trung tâm tái tạo thần kinh tại Houston Methodist đã phát hiện hơn 50 tác dụng lâu dài của COVID-19 trong số 47.910 bệnh nhân được đưa vào phân tích.
Đứng đầu danh sách, các triệu chứng phổ biến nhất trong số những triệu chứng kéo dài này, từ nhẹ đến suy nhược và những tuần cuối cùng đến vài tháng sau khi hồi phục ban đầu, là mệt mỏi với 58%, tiếp theo là đau đầu (44%), rối loạn chú ý (27%), rụng tóc (25%), khó thở (24%), mất vị giác (23%) và mất khứu giác (21%).
Ngoài ra, theo một nghiên cứu trên gần 48.000 bệnh nhân từ 17 đến 87 tuổi, được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) tháng 8/2021, 25% bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20-60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi nhiễm Covid-19.
Thậm chí, một số người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi Covid-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp…
Khi tiến hành xét nghiệm máu của những người đã khỏi bệnh trong vòng một tháng, các chuyên gia phát hiện họ có số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương nhiều gấp đôi người khỏe mạnh. Nhiều tế bào mạch máu bị hư hại cũng được tìm thấy ở những F0 khỏi bệnh mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
Đây được coi là “thủ phạm” chính gây ra biến chứng nguy hiểm hậu Covid- 19 như tim mạch, đột quỵ. Nếu cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu đến nuôi tim sẽ gây ra tình trạng đau thắt ngực – nguyên nhân tiềm ẩn của nhồi máu cơ tim. Khi cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não sẽ gây ra đột quỵ.
Trường hợp cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu đến não và ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của não, bệnh nhân sẽ gặp phải cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (đột quỵ nhẹ). Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, chặn dòng chảy của máu sẽ gây ra tình trạng thuyên tắc phổi dẫn đến tổn thương mô phổi.
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều (Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM), mặc dù nguy cơ hình thành cục máu đông hậu Covid-19 ở các bệnh nhân có bệnh nền tim mạch cao hơn, nhưng những người khỏe mạnh cũng có khả năng gặp phải nguy cơ này.
Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe sau khi khỏi Covid-19 đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thuyên tắc phổi – những biến chứng do cục máu đông gây ra.
Cục máu đông dễ gây biến chứng tim mạch, đột quỵ hậu Covid- 19
Một số khuyến cáo bác sĩ đưa ra nhằm làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ hậu Covid – 19 bao gồm:
– Tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ y tế
– Giữ cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
– Hạn chế không sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa chất kích thích
– Vận động nhẹ nhàng tối thiểu 30 phút mỗi ngày
– Bệnh nhân hậu Covid-19 luôn phải chú ý lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy mệt, khó thở, hồi hộp, tim nhanh, chóng mặt, ngất… nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp phù hợp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch, đột quỵ cũng như những biến chứng hậu Covid-19 nguy hiểm khác.
(Theo vnexpress.net)
Tin liên quan
Viết bình luận