Rất nhiều trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ dàng bùng phát cơn nóng giận nếu có một điều gì làm chúng không vừa ý. Lúc này trẻ có thể phản ứng dữ dội hoặc có những hành động mà không có suy nghĩ về hậu quả của hành động đó. Tính cách này có thể khiến cho trẻ gây ra nhiều lỗi lầm nghiêm trọng, đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sau này của trẻ. Vậy phụ huynh có con bị tăng động nên làm gì?
Cha mẹ nên thông báo đến giáo viên chủ nhiệm về tình hình sức khỏe của con mình. Đề xuất đến các thầy cô về việc dán những quy tắc ở lớp học của con, để nhắc nhở trẻ suy nghĩ trước khi hành động.
– Rèn cho trẻ thói quen giơ tay trước khi phát biểu. Hãy làm cho trẻ một chiếc thẻ bằng bìa hoặc chất liệu nhựa… để yêu cầu trẻ cầm thẻ lên trước khi muốn làm gì đó. Điều này tạo cho trẻ có thêm thời gian để suy nghĩ trước khi hành động.
– Nhờ giáo viên đặt các mục tiêu về kiểm soát tình cách, hành vi của con lên bảng lớp học và chỉ xóa đi nếu con hoàn thành các mục tiêu này. Khi con có những tiến bộ thì cần khen ngợi trước lớp.
– Khi trẻ nổi nóng, hãy nói chuyện với trẻ, chuyển hướng chú ý của trẻ sang một câu chuyện hoặc một sự vật khác.
– Trẻ mắc tăng động giảm chú ý có thể có khả năng đặc biệt ở một lĩnh vực nào đó. Nếu phát hiện ra, thầy cô nên cho trẻ thoải mái phát triển những khả năng này để tránh kích động trẻ.
– Có biện pháp phạt trẻ khi cần thiết để trẻ hiểu trách nhiệm mình phải kiểm soát bản thân mình trước khi hành động, đồng thời hình phạt phải thực hiện ngay. Nhiều bậc cha mẹ khi biết con mình mắc tăng động đã dặn dò thầy cô đừng nên phạt con nhưng điều này chỉ có hại cho sự phát triển của trẻ.
– Thầy cô nên thông báo lại tình hình tiến triển của trẻ với gia đình thường xuyên.
– Thưởng cho trẻ khi có sự biến chuyển trong suy nghĩ và tuân thủ tốt những quy định của lớp học.
Cần phối hợp với thầy cô trong việc giúp con kiềm chế cảm xúc
Trẻ em mắc tăng động giảm chú ý sẽ không hiểu nếu cha mẹ chỉ nói với con những điều chung chung. Do vậy khi đưa ra chỉ dẫn cho con cần cụ thể, rõ ràng, nhất quán, không nói chung chung.
Hãy nói cụ thể chỉ dẫn cho trẻ, chẳng hạn như: “Khi vào trong cửa hàng cùng bố mẹ, con đừng chạm vào thứ gì, chỉ nhìn thôi nhé”. “Tí nữa tới nhà ông bà, con ngồi yên tại chỗ nhé” thay vì nói “vào cửa hàng con phải ngoan nhé”, “tới nhà ông bà con phải ngoan nhé…”
Thưởng/ phạt trẻ tăng động ngay khi con thực hiện tốt/ không tốt kiểm soát hành vi
Nếu trẻ có hành vi tích cực, hãy khuyến khích trẻ, động viên hoặc thưởng quà cho trẻ. Đồng thời bạn cũng cần cho con thấy được hậu quả của những hành vi không tốt bằng các hình phạt (phạt không cho đi chơi, phạt không cho chơi những trò chơi yêu thích, phạt không cho ăn những món ăn mà trẻ thích…) Hình phạt cần thực hiện ngay lập tức. Chẳng hạn, nếu trẻ tức giận ném đi chiếc mũ trong khi đi chơi ở công viên, bạn có thể yêu cầu trẻ nhặt lại chiếc mũ ấy đội lên đầu, nếu không, chuyến đi sẽ kết thúc. Cùng với đó cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số thảo dược an toàn giúp an thần, hạn chế sự kích thích của hệ thần kinh như Câu đằng, An tức hương.
Muốn trẻ kiên trì suy nghĩ trước khi hành động, trước hết, cha mẹ cần phải kiên trì áp dụng những giải pháp trên. Trẻ sẽ cần một thời gian dài mới có thể định hình được thói quen tốt.
Mạnh Long
Tham khảo: http://www.additudemag.com/adhd/article/1973.html
Tin liên quan
Viết bình luận