Giảm mỡ máu bằng lá sen là bài thuốc được truyền miệng trong dân gian từ nhiều đời nay. Vậy hiệu quả của phương pháp này đến đâu và thực hiện như thế nào cho đúng cách? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mục lục
Theo Đông y, lá sen (hạ diệp) có khả năng làm giảm mỡ máu là nhờ tính chất thanh nhiệt, bình can. Còn trên quan điểm của các nhà khoa học hiện đại, qua nghiên cứu về đặc tính dược lý của lá sen, họ đã tìm thấy các hoạt chất trong lá sen có tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể. Chẳng hạn như nuciferin có tác dụng làm tăng phân giải chất béo, giảm hấp thu mỡ, giảm lượng cholesterol và triglycerid trong huyết thanh; hay các catechin làm giảm lipid máu nhờ tác động làm giảm sự biểu hiện của các gen đảm nhiệm sinh tổng hợp lipid, đồng thời làm tăng biểu hiện của gen tiêu hủy lipid trong cơ thể.
Mỡ máu cao là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây xơ vữa động mạch, gây ra các bệnh lý như hẹp mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh… Do đó, đối với những người cao tuổi và nhất là những người đã có bệnh tim mạch thì việc kiểm soát mỡ máu càng trở nên quan trọng. Với những tác dụng đã được khám phá, lá sen hứa hẹn trở thành một vị thảo dược giúp hạ mỡ máu hiệu quả.
Lá sen – vị thảo dược giúp hạ mỡ máu
Bên cạnh tác dụng hạ mỡ máu, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần – Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam thì các hoạt chất alkaloid, flavonoid và nuciferin trong lá sen còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh tim mạch như hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim, giảm đau, an thần, cầm máu…
Lá sen có vị đắng, tính bình và có tác dụng thanh nhiệt nên những người thuộc thể hàn dùng lá sen dễ gặp phải triệu chứng tiêu chảy, tay chân lạnh, tiểu nhiều lần… Một số người có cơ địa nhạy cảm còn gặp phải các tác dụng phụ như tê môi, miệng, nôn nao, tụt huyết áp, tim đập chậm…
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng lá sen nếu bạn không bị mỡ máu cao. Lá sen cũng không thích hợp dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến thời gian và liều lượng khi sử dụng. Mỗi đợt điều trị chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi mới dùng tiếp đợt tiếp theo, nhưng tối đa không quá 3 đợt/năm.
Lá sen có thể dùng dưới dạng tươi hoặc phơi (sấy) khô để bảo quản dùng dần. Khi sử dụng lá sen đơn lẻ để giảm mỡ máu thì ít có tác dụng, do đó các thầy thuốc thường phối hợp lá sen cùng với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc giảm mỡ máu bằng lá sen mà bạn có thể tham khảo:
Bài số 1
– Nguyên liệu: Lá sen khô 660g, Sơn tra (táo mèo) 10g, Sinh ý mễ 10g, hoa sinh diệp 15g, Trần bì (vỏ quất) 15g.
– Cách làm: Tán tất cả các nguyên liệu thành bột, hãm với nước sôi và uống như trà mỗi ngày.
Bài thuốc giảm mỡ máu với lá sen và sơn tra
Bài số 2
– Nguyên liệu: Lá sen khô 3g, Quyết tử minh 6g.
– Cách làm: Tán nhỏ các nguyên liệu thành bột rồi hãm với nước sôi và uống thay trà hằng ngày.
Bài số 3
– Nguyên liệu: Lá sen tươi 30g rửa sạch, thái nhỏ.
– Cách làm: Đem cho vào bình sứ và chế thêm nước sôi vào, để trong 15 phút gạn lấy nước uống. Bạn nên uống nước lá sen trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.
Bài số 4
– Nguyên liệu: Lá sen tươi 30g, gạo 100g, đường phèn.
– Cách làm: Đun lấy nước lá sen tươi và sử dụng nước này để nấu cháo, khi ăn có thể cho thêm đường phèn.
Sử dụng lá sen quá liều cũng có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy trước khi dùng bạn cần tham khảo tư vấn từ thầy thuốc. Để giảm mỡ máu an toàn thì ngoài lá sen, bạn cũng có thể sử dụng những sản phẩm thảo dược đã được kết hợp từ nhiều thành phần dược liệu giúp hạ mỡ máu được định liều phù hợp.
Bạn quan tâm về các giải pháp thảo dược điều trị mỡ máu cao, vui lòng liên hệ tổng đài 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
Vương Tâm Thống – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ hạ lipid máu
Máu nhiễm mỡ – Yếu tố nguy cơ của mọi vấn đề tim mạch
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3943287/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3357595/
https://europepmc.org/article/med/21316437
https://www.researchgate.net/publication/44610334_Improvement_in_High-Fat_Diet-Induced_Obesity_and_Body_Fat_Accumulation_by_a_Nelumbo_nucifera_Leaf_Flavonoid-Rich_Extract_in_Mice
https://riff.vn/vi/nuciferi
Tin liên quan
Viết bình luận