Theo số liệu thống kê, có tới 20 – 25% bệnh nhân bị viêm màng não sẽ khởi phát cơn co giật, động kinh tại một thời điểm nào đó trong đời. Con số này cho thấy bệnh viêm màng não và co giật, động kinh có mối liên hệ chặt chẽ. Khi mắc đồng thời cả hai bệnh lý này, cần phải nghiêm túc điều trị để giảm thiểu nguy cơ để lại di chứng nghiêm trọng, không hồi phục trên não bộ.
Mục lục
Viêm màng não có hai dạng: bệnh do vi khuẩn và do virus gây nên.
Kết quả của nhiều nghiên cứu khẳng định đa phần các trường hợp bị cả bệnh viêm màng não và co giật, động kinh là do nguyên nhân vi khuẩn. Các trường hợp bệnh do virus thường ít gây co giật hơn, mức độ cũng ít nghiêm trọng hơn.
Theo bác sĩ Lise Nigrovic – Giảng viên Đại học Y Harvard, Bệnh viện Nhi Boston, những cơn co giật, động kinh khởi phát từ viêm màng não diễn ra rất ngắn và ít để lại hậu quả, nhưng nếu không chú trọng điều trị để não bị tổn thương sẽ có nguy cơ cao dẫn tới động kinh về sau.
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn dễ gây co giật, động kinh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh viêm màng não gây co giật, động kinh, cụ thể là:
– Vi khuẩn gây viêm màng não làm sưng phù, tăng áp lực trong não kết hợp với độc tố của những vi khuẩn này làm tế bào thần kinh bị kích thích. Khi viêm màng não càng nặng, não bộ bị kích thích càng nhiều, do đó mà cơn co giật cũng nhiều và trầm trọng hơn.
– Phản ứng viêm làm rối loạn điện giải, dẫn tới giảm hàm lượng natri trong máu gây co giật.
Bác sĩ Nigrovic cũng cho biết nếu cơn co giật xuất hiện khi bệnh viêm màng não đã tiến triển hoặc xảy ra trong thời gian dài rất nguy hiểm, dễ gây tổn thương não không hồi phục, thậm chí là dẫn tới tử vong.
Để kiểm soát tốt bệnh ở những người bị viêm màng não và co giật, động kinh, quan trọng nhất là phải có phương pháp phù hợp để điều trị đồng thời cả hai bệnh lý này. Hiện nay có một số phương pháp được sử dụng phổ biến là:
Đây là thuốc chống viêm mạnh và giảm áp lực nội sọ, nhờ đó giảm khởi phát co giật. Phương pháp này rất được ưu tiên để điều trị cho người lớn, nhưng ở bệnh nhi nhỏ tuổi thì vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Có một vài nghiên cứu cho rằng corticoid không giúp cải thiện khả năng sống sót và giảm thiểu mức độ bệnh nhưng hệ lụy mà nó mang lại trên sự phát triển của trẻ về sau lại rất lớn. Vì vậy, corticoid chỉ được sử dụng cho trẻ em khi cấp cứu hoặc bệnh nặng.
Với những trường hợp mắc bệnh viêm màng não có nguy cơ cao bị co giật, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc chống động kinh để phòng ngừa. Với bệnh nhân không may đã có di chứng động kinh thì cần phải điều trị bằng thuốc này trong thời gian dài, thậm chí là nhiều năm. Nếu trong 2 – 5 năm không xuất hiện cơn co giật nào mới được giảm dần liều dùng và ngừng uống thuốc.
Bệnh viêm màng não và co giật, động kinh bắt buộc phải dùng thuốc chống động kinh
An tức hương, Câu đằng được sử dụng từ lâu đời trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến sự kích thích trong não bộ như co giật, động kinh. Khoa học hiện đại đã chứng minh hai loại thảo dược này có khả năng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động của não và hạn chế những kích thích quá mức. Nhờ đó, Câu đằng và An tức hương giúp giảm tần suất, mức độ cơn co giật và phòng ngừa nguy cơ này ở bệnh nhân viêm màng não. Hiện nay, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm thấy những dược liệu này trong dòng sản phẩm bổ trợ được kiểm nghiệm lâm sàng chặt chẽ, hiệu quả cao.
Cách này rất hữu ích để giảm thiểu nguy cơ bị co giật do giảm nồng độ natri trong máu.
Tiếng ồn là một trong những hung thủ khiến cho não bộ bị kích thích. Điều này dễ làm co giật, động kinh trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất nên để người bệnh nghỉ ngơi trong môi trường không có tiếng ồn.
Xem thêm:
Tổng quan về bệnh động kinh: triệu chứng, nguyên nhân và cách trị
Điều trị bệnh động kinh dễ hay khó?
Hi vọng qua những thông tin kể trên, bạn đọc đã nắm được mối quan hệ giữa bệnh viêm màng não và co giật động kinh cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn hoặc thân nhân có người mắc bệnh, hãy nghiêm túc chữa trị ngay từ hôm nay để nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ di chứng trên tâm thần và sự phát triển sau này.
DS. Cao Ngọc Hải
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.everydayhealth.com/meningitis/preventing-seizures-in-a-meningitis-patient.aspx
https://www.epilepsyresearch.org.uk/epilepsy-a-possible-after-effect-of-meningitis/
Tin liên quan
Viết bình luận