Ngoài công dụng giảm đau hạ sốt, Aspirin còn được biết đến là loại thuốc có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, giúp phòng ngừa các biến chứng từ cục máu đông cho người bệnh mạch vành. Bài viết này sẽ tiếp tục giải đáp giúp bạn những thắc mắc thường gặp về Aspirin (tiếp theo của Phần I).
Mục lục
Một nghiên cứu so sánh Aspirin 81mg viên bao tan trong ruột (viên giải phóng kéo dài) với Aspirin 81mg viên nén thông thường cho thấy cả hai đều có hiệu quả tương đương trong việc ức chế tiểu cầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim, tốc độ là quan trọng thì người bệnh nên nhai một viên aspirin dạng viên nén thông thường ngay khi có các dấu hiệu nguy hiểm.
Aspirin liều thấp gây rủi ro thấp hơn so với liều cao. Vì thế, liều lượng aspirin mà các bác sỹ khuyến cáo cho người bệnh thường là 81mg/ngày.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày, người bệnh nên tránh sử dụng các thuốc giảm đau không steroid (NSAID). Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ dùng NSAID liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất. Nên hạn chế đồ uống có cồn và những thực phẩm gây kích ứng dạ dày trong quá trình sử dụng Aspirin.
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của aspirin là gây xuất huyết đường tiêu hóa
Đối với những người có nguy cơ cao bị xuất huyết đường tiêu hóa nhưng vẫn phải dùng Aspirin, bác sỹ thường kê thêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để làm giảm acid dạ dày. Các thuốc PPI thường được sử dụng gồm có Omeprazole (Prilosec) hoặc Misoprostol prostaglandin tổng hợp (Cytotec).
Mặc dù không phổ biến nhưng aspirin có thể gây ra phản ứng dị ứng trên một số người dùng.
Những người bị dị ứng aspirin hoặc không đáp ứng với thuốc sẽ được chỉ định một loại thuốc chống kết kính tiểu cầu khác để thay thể, chẳng hạn như Clopidogrel.
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng một loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác. Acetaminophen (Tylenol) là một sự lựa chọn. Acetaminophen không nhắm tới các enzyme COX nên không ức chế tiểu cầu và không làm tăng nguy cơ chảy máu.
Mặc dù không có tác dụng bảo vệ tim mạch như Aspirin nhưng Acetaminophen có hiệu quả giảm sốt nhẹ hoặc đau vừa phải. Tuy nhiên, giống như tất cả các loại thuốc khác, Acetaminophen cũng có tác dụng phụ, nghiêm trọng nhất là gây ngộ độc gan. Để hạn chế tổn thương cho gan, bạn không nên dùng Acetaminophen vượt quá 4.000mg/ngày, các liều cách nhau 4 – 6 giờ.
Aspirin liều thấp đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và các bệnh ác tính khác, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt. Người bệnh ung thư đại tràng có thể uống Aspirin để làm giảm nguy cơ tái phát.
Tiểu cầu đặc biệt nhạy cảm với Aspirin và liều duy nhất 81mg/ngày sẽ ức chế sự kết dính của tất cả các tế bào tiểu cầu trong cơ thể. Sự ức chế này không thể đảo ngược nhưng không phải là vĩnh viễn. Trên thực tế, tiểu cầu liên tục được loại bỏ khỏi máu và thay thế bằng một lượng tiểu cầu mới được sản xuất ở tủy xương. Vì thế, bạn cần dùng Aspirin thường xuyên để ức chế các tiểu cầu mới.
Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ xảy ra vào sáng sớm, thậm chí trước lịch uống thuốc Aspirin của người bệnh. Về lý thuyết, uống Aspirin trước khi đi ngủ sẽ đem lại khả năng ức chế tiểu cầu tối đa và bảo vệ người bệnh trong khoảng thời gian nguy hiểm nói trên. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Tây Ban Nha năm 2005 cho thấy uống Aspirin vào buổi sáng làm tăng huyết áp, trong khi uống trước khi đi ngủ sẽ có ít rủi ro hơn.
Buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng nhất để uống Aspirin
Như vậy, buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng đế uống aspirin. Tuy nhiên bạn nên hẹn giờ hoặc nhờ người khác nhắc nhở để không bị quên việc uống thuốc.
Nếu chỉ làm phẫu thuật nhỏ, bạn thường không phải ngừng uống Aspirin. Nếu bạn đang có bệnh tim và phải dùng Aspirin để dự phòng bước đầu, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn tạm ngừng thuốc 6 ngày trước phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu quá mức trong và sau khi mổ.
Nếu đã từng bị nhồi máu cơ tim, bạn nên uống Aspirin với liều 81mg/ngày. Nếu có tiền sử bị xuất huyết đường tiêu hóa, bạn có thể yêu cầu bác sỹ kê thuốc ức chế bơm proton hoặc misoprostol để bảo vệ dạ dày trong quá trình sử dụng Aspirin. Nếu bị dị ứng với Aspirin, bạn có thể dùng Clopidogrel để thay thế.
Câu trả lời trở nên phức tạp hơn nếu bạn không có bất cứ vấn đề gì về tim mạch. Không nên dùng Aspirin nếu bạn dưới 45 tuổi, cân nhắc thật kỹ nếu bạn từ 79 tuổi trở lên. Nếu bạn thuộc độ tuổi từ 45 – 78, nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc uống 81mg Aspirin một ngày (so sánh nguy cơ nhồi máu cơ tim với nguy cơ xuất huyết do tác dụng phụ của Aspirin). Theo thống kê tại Mỹ, chỉ có khoảng 7,5% người trưởng thành có nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp, và hơn 600.000 người Mỹ bị nhồi máu cơ tim mỗi năm. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về việc sử dụng Aspirin.
Uống Aspirin liều thấp chỉ làm giảm một phần nhỏ nguy cơ nhồi máu cơ tim mà thôi. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bạn nên tuân thủ một lối sống lành mạnh, không sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức, kiểm soát tốt cholesterol, lượng đường trong máu và huyết áp. Nên tập luyện thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh (nhiều rau, củ, quả, hạt, ít chất béo) và tránh căng thẳng quá mức. Nếu có thể thực hiện tốt tất cả những điều đó, bạn sẽ không cần dùng đến Aspirin!
Ds. Ngọc Mai
Tham khảo:
http://www.health.harvard.edu/heart-health/aspirin-and-your-heart-many-questions-some-answers
Tin liên quan
Viết bình luận